Đó là thông tin ông Lawrence Wolfe, Giám đốc Phát triển kinh doanh Công ty chứng khoán Đông Á, Quỹ đầu tư Đông Á, đưa ra tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam và thế giới năm 2010 - cơ hội xuất khẩu và phát triển kinh tế địa phương” tổ chức vào sáng 5-7, tại TP Cần Thơ, do Phòng Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Chi nhánh tại Cần Thơ tổ chức.
Theo ông Lawrence Wolfe: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tập trung đến 50% tại khu vực châu Á (khu vực hiện có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới) và đến 23% tại thị trường Mỹ. Tỷ giá VND khá ổn định so với USD nên không có tiền đồng nào trong ngắn hạn bị phá giá đáng kể. Các đơn vị tiền tệ chính của thị trường xuất khẩu Việt Nam bao gồm USD, JPY (Yên Nhật) và CNY (Đồng nhân dân tệ - Trung Quốc) hiện khá ổn định và đang trên đà tăng giá; chỉ có EUR (đồng Euro) là yếu đi. Xuất khẩu thuần vào khu vực E-Z (các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu) sẽ tăng tương ứng với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào các nước châu Á, châu Mỹ, châu Phi và Trung Đông và các khu vực khác. Vì thế tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 và 2011 sẽ tăng tương ứng khoảng 9% và 8% trước khủng hoảng nợ hiện đang diễn ra ở Châu Âu.
Ngoài ra, theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009 còn ảnh hưởng nhất định đến tăng trưởng thế giới. Dù các quốc gia đã và đang đưa ra nhiều chính sách nhằm duy trì, ổn định và phát triển kinh tế nhưng những chính sách kinh tế đan xen giữa các quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế lớn (gia tăng rào cản, bảo hộ, thắt chặt tiền tệ...) đang gây nên những khó khăn và hạn chế nhất định cho giao thương quốc tế. Việt Nam là quốc gia có tăng trưởng nhanh sau suy thoái. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới đang thay đổi mạnh mẽ để đối phó với 4 cuộc khủng hoảng (tài chính toàn cầu - khủng hoảng tài chính công ở châu Âu, lương thực, năng lượng và môi trường) đòi hỏi Việt Nam phải tái cơ cấu lại nền kinh tế, doanh nghiệp phải tái cơ cấu để nâng cao năng lực cạnh tranh. Các nội dung trong tái cơ cấu là: Tăng trưởng kết hợp theo chiều rộng và chiều sâu; bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô, tránh tư duy nhiệm kỳ. Việt Nam cần vượt qua các rào cản quan trọng như: kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, thể chế; phải thực hiện chuyên môn hóa theo ngành và vùng, tạo ra thế mạnh vượt trội cho một số sản phẩm, dịch vụ nhất định; cải cách doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tư nhân, định hướng cho đầu tư nước ngoài...
(Theo HÀ TRIỀU // Cantho Online)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com