Trong những năm qua, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong số các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, đã đến lúc xuất khẩu gạo phải chuyển hướng từ lượng sang chất để nâng cao giá trị xuất khẩu.
![]() |
Chất lượng gao phụ thuộc rất nhiều vào khâu giống. |
Cần nâng chất lượng gạo GS. Võ Tòng Xuân cho rằng nhược điểm lớn của gạo xuất khẩu Việt Nam là thường bị lẫn lộn nhiều giống, tạp hạt có màu và thời gian giao hàng cho khách thường chậm trễ, nên thương hiệu gạo Việt Nam khó tồn tại lâu trong lòng người tiêu dùng. Ông Huỳnh Tiến Dũng, Giám đốc kinh doanh Công ty Minh Cát cho biết đã có nhiều doanh nghiệp Mỹ đặt vấn đề nhập khẩu gạo Kim Kê, khách hàng đã đồng ý về bao bì, quy cách, nhưng khi so sánh với chất lượng gạo của Thái Lan, họ đã từ chối không mua gạo của ta.
Liên quan đến vấn đề chất lượng gạo, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã nêu ví dụ làm nhiều người phải thầm tiếc. Năm 2004, Việt Nam xuất khẩu được trên 100.000 tấn gạo thơm với giá từ 360-380 USD/tấn, cao hơn gạo “không tên” trên 100 USD/tấn. Thấy hiệu quả cao, năm 2005, nông dân đã đổ xô trồng gạo thơm, từ diện tích chỉ 60.000 ha năm , nay tăng lên đến 180.000 ha và chất lượng gạo thì có đến 40% bị lẫn nhiều giống khác. Hậu quả, khách hàng từ chối không mua. Ông Phong kết luận, chừng nào chưa giải được bài toán chất lượng cho hạt gạo thì khó có thể xây dựng và giữ được thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Đột phá từ khâu giống
Theo nhiều chuyên gia, để nâng cao giá trị xuất khẩu cho hạt gạo Việt Nam, Nhà nước và các doanh nghiệp cần chú ý xây dựng những thương hiệu mạnh cho một số sản phẩm gạo đặc sản của Việt Nam, như gạo thơm An Giang, tám xoan Hải Hậu... Ông Trương Thanh Phong cho biết, ở Thái Lan, khi bắt tay xây dựng thương hiệu gạo thì việc làm trước tiên của họ là từ khâu giống lúa. Nông dân Thái Lan hầu hết đều sử dụng giống xác nhận, không giống như Việt Nam, nông dân thường sử dụng lúa thu hoạch để làm giống cho vụ sau, nên thường lẫn nhiều loại giống. TS. Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho rằng để phát triển giống lúa có phẩm chất gạo ngon, tăng cường khả năng cạnh tranh cho gạo Việt Nam, phải thực hiện đồng bộ 3 giải pháp: sử dụng giống lúa đặc sản có mùi thơm, giống lúa có hàm lượng cao về protein; phát triển công nghệ hạt giống và phát triển công nghệ sau thu hoạch.
Nhiều năm trở lại đây, xu hướng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao (NNCLC) đã hình thành tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Hầu như địa phương nào cũng xây dựng chương trình này, kể cả triển khai chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao của Bộ NN-PTNT nhưng phần lớn chỉ dừng lại ở kế hoạch, mô hình hoặc triển khai ì ạch.
Nguyên nhân được cho là chưa có doanh nghiệp nào đặt hàng sản phẩm. Giá mua lúa chất lượng cao vẫn chưa phân biệt rõ nét với lúa chất lượng thấp. Đây là một thực tế hầu như địa phương nào ở ĐBSCL cũng gặp phải.
Tại tọa đàm về “Xây dựng vùng lúa nguyên liệu chất lượng cao xuất khẩu” do Tổng Công ty Lương thực miền Nam phối hợp với Cục Trồng trọt tổ chức ngày 3/8, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xác định, mỗi tỉnh sẽ có 1 - 2 giống lúa chủ lực chất lượng cao dùng cho xuất khẩu và sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Ngay vụ đông-xuân 2010 - 2011, mỗi tỉnh sẽ xây dựng mô hình vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao từ 500 - 1.000ha.
(Theo Công Trí // Tin Chính phủ)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com