Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

XK giày dép trên đà hồi phục

Mặc dù vẫn gặp nhiều khó khăn, từ thuế chống bán phá giá đến thiếu hụt nhân công, nhưng xuất khẩu giày dép của Việt Nam những tháng gần đây đang có mức tăng khá so với cùng kỳ.
 
Bộ Công thương cho biết, xuất khẩu các sản phẩm giày dép, đang trên  đà hồi phục  mạnh trong những tháng gần đây, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong 7 tháng qua đạt 2,750 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ.Riêng xuất khẩu các sản phẩm cặp, túi xách, ví, vali, ô dù đạt gần 550 triệu USD, tăng trên 20% so với cùng kỳ năm 2009.

Điều đáng nói là kết quả này đạt được trong bối cảnh mặt hàng giày mũ da xuất khẩu vẫn đang chịu thuế chống bán phá giá 10% khi xuất khẩu sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU), cộng thêm việc ngành không được hưởng cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập dành cho các nước đang phát triển (GSP) khi xuất khẩu vào thị trường này.

Trong số các thị  trường xuất khẩu chủ lực của ngành da giày, thị trường EU chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bởi vậy, những rào cản kỹ thuật được EU dựng lên đã tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành. Nhất là một số thị trường EU như Hy Lạp, Bồ Đào Nha đang bị khủng hoảng nợ công. EU cũng áp dụng quy định về hoá chất (Reach) và yêu cầu các nhà sản xuất phải thực thi nghiêm ngặt quy định này. Tuy vậy, với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, 7 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này vẫn duy trì được ở mức tăng 10% so với cùng kỳ.

Điểm nhấn quan trọng nhất trong 7 tháng qua là kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ có mức tăng khá cao, xấp xỉ 16% so với cùng kỳ, đạt gần 700 triệu USD. Mỹ là thị trường lớn thứ hai sau EU, chiếm 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam

Bà Nguyễn Thị  Tòng, Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) cho rằng, trong bối cảnh thị trường truyền thống EU dựng lên nhiều rào cản thương mại mới, việc tăng xuất khẩu giày dép vào Mỹ được xem là một tín hiệu đáng mừng. Hiện Mỹ đang phải nhập khẩu hơn 90% giày dép các loại để tiêu thụ tại thị trường nội địa, chủ yếu từ các nước Châu Á. Các doanh nghiệp nên tận dụng những điều kiện thuận lợi của thị trường Mỹ để tiếp tục gia tăng xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian tới.

Bà Tòng cũng cho biết thêm, 13% doanh nghiệp đang xuất hàng đi Mỹ trên tổng số gần 600 doanh nghiệp trong ngành là con số quá khiêm tốn, cần phải mở rộng hơn nữa số lượng doanh nghiệp xuất hàng đi Mỹ, bởi nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm giày dép tại thị trường này từ Việt Nam đang tăng khá mạnh trong những năm gần đây.

Thống kê của Bộ  Công thương cho thấy, năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang Mỹ đạt 802,0 triệu USD, tăng 31% so với năm 2005, chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Năm 2008, xuất khẩu vào Mỹ đạt 1,075 tỷ USD, tăng 22,2% so với năm 2007, chiếm 22,5%  tổng kim ngạch xuất khẩu hàng giầy dép của Việt Nam và năm 2009 đã tăng lên 1,2 tỷ USD.

Trong thời gian tới, thị  trường Mỹ vẫn là thị trường tiềm năng và tiếp tục gia tăng mạnh, tuy nhiên, để xâm nhập vào kênh phân phối và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng tại thị trường này đòi hỏi các doanh nghiệp phải băt năm đầy đủ thông tin, lựa chọn đối tác tin cậy và thực hiện tốt các yêu cầu về trách nhiệm xã hội.

Năm 2010, ngành da giày  đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 4,7 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2009. Nếu giữ được tốc độ xuất khẩu như hiện nay, Lefaso dự báo, nhiều khả năng ngành sẽ về đích đúng hẹn. Tuy nhiên, cũng giống như ngành dệt may, tại thời điểm này, dù đơn hàng xuất khẩu khá dồi dào nhưng khó khăn lớn nhất với các doanh nghiệp là vấn đề thiếu lao động.

Theo phản ánh của Lefaso, trung bình các doanh nghiệp trong ngành đang thiếu hụt khoảng 10% lao động. Đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và liên doanh, đang nắm giữ trên 65% kim ngạch xuất khẩu của ngành như Pou Yuen, Pou Chen (Đài Loan), Shang Hung Cheng, Tea Kuang Vina (Hàn Quốc)… có quy mô từ vài chục ngàn đến hàng trăm ngàn lao động thì việc thiếu hụt khoảng 10% lao động là cả một vấn đề không nhỏ. Nếu không có giải pháp điều động lao động hài hoà và phù hợp, trong bối cảnh khó tuyển thêm lao động mới thì khả năng bị ảnh hưởng đến xuất khẩu là khó tránh khỏi.

(Theo Hải Yến // Báo đầu tư)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Doanh nghiệp FDI chiếm 45,5% kim ngạch xuất khẩu
  • Nhập khẩu ôtô tiếp đà giảm mạnh
  • Giá chè xuất khẩu của Việt Nam liên tục “cài số lùi”
  • Nhập khẩu và sản xuất phân bón giảm 19,3%
  • Xuất khẩu xe đạp chưa dễ hồi phục
  • Xuất khẩu “ngóng” giá trị gia tăng
  • Xuất khẩu nông sản vượt 10 tỷ USD
  • Thêm 100.000 tấn đường trong hạn ngạch nhập khẩu năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo