Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu gạo: Nên hỗ trợ có chọn lọc

Trái ngược với không ít dự báo cho rằng năm nay là “năm vàng” cho xuất khẩu gạo, hoạt động này đang rơi vào thế bí. Đã có những tiếng nói đề xuất cần có hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Việc này có cần thiết?

Trái ngược với cảnh khó chung của xuất khẩu gạo trên toàn thế giới, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ta đang ung dung gặt hái những thành công đã đạt được từ bốn cuộc đấu thầu nhập khẩu gạo của Philippines hồi cuối năm 2009, cho nên việc hỗ trợ là không cần thiết.

Giá thế giới xuống, vẫn bán được gạo giá cao

Các số liệu thống kê của FAO cho thấy, gía gạo thế giới trong những tháng qua đã tụt dốc rất nhanh, cho nên đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu vào tình thế khó. Đó là, đến tháng 3 năm nay, giá gạo thế giới nói chung đã từ 249 điểm phần trăm (ĐPT) trong tháng 12.2009 giảm xuống còn 221 ĐPT (năm 2002 - 2004 = 100), tức là giảm 11,2%. Đặc biệt, trong đó giá gạo Indica chất lượng thấp như gạo xuất khẩu của nước ta còn giảm từ 234 ĐPT xuống chỉ còn 205 ĐPT, tức là giảm tới 12,4%.

Không những vậy, càng về cuối tháng 4 này, giá gạo thế giới càng “tụt dốc không phanh”. Chẳng hạn, cùng loại 5% tấm, giá gạo của Mỹ ngày 23.4 vừa qua giảm 75 USD/tấn và 13% so với trung tuần tháng 12.2009; của Pakistan giảm 125 USD/tấn và 25%; còn của Thái Lan “rơi tự do” từ 625 USD/tấn xuống chỉ còn 420 USD/tấn, tức là giảm tới 205 USD/tấn và 32,8%, thấp kỷ lục trong vòng 27 tháng trở lại đây.

Trong khi đó, ngược lại, giá gạo xuất khẩu của nước ta cho tới thời điểm này lại tốt lên trông thấy. Đó là, theo số liệu thống kê của VFA, tính đến ngày 22.4 vừa qua, với 1,673 triệu tấn gạo xuất khẩu các loại, các doanh nghiệp đã thu về 786 triệu USD, cho nên giá bình quân cao ngất ngưởng ở mức xấp xỉ 470 USD/tấn, tăng 15,5% so với cùng kỳ (ngày 24.4) năm 2009.

Hẳn nhiên, sự trái chiều này là điều hết sức đáng mừng, bởi các doanh nghiệp nước ta không chỉ đã khắc phục được một cách triệt để tình trạng xuất khẩu gạo với giá quá bèo hồi đầu năm 2009, mà còn vượt xa cả giá của cường quốc xuất khẩu gạo số 1 thế giới ở tại thời điểm này như đã nói ở trên.

Tuy chắc chắn có nhiều nguyên nhân, nhưng có lẽ việc Vinafood II đại diện cho cộng đồng xuất khẩu gạo nước ta thắng ngoạn mục trong bốn phiên đấu thầu xuất khẩu gạo cho Philippines tháng 11 và 12.2009 là nguyên nhân chủ yếu. Sở dĩ như vậy là bởi hai lẽ:

- Thứ nhất, theo các nguồn thông tin báo chí của quốc gia nhập khẩu nhiều gạo nhất thế giới từ năm 2006 đến nay cho thấy, với tổng khối lượng thắng thầu trên 1,4 triệu tấn (kể cả gần 120 nghìn tấn mua bổ sung) với giá C&F cao ngất ngưởng ở mức gần 640 USD/tấn (ước tính giá FOB khoảng 570 USD/tấn), giao hàng trong nửa đầu năm nay, cho nên chắc chắn góp phần đẩy giá gạo xuất khẩu của nước ta lên cao như đã nói ở trên.

- Thứ hai, trong khi đó, như các báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy, giá gạo giao dịch từ đầu năm đến nay của các doanh nghiệp nước ta từ đầu năm đến nay cũng không thể nằm ngoài xu thế chung như đã nói ở trên.

Cụ thể là, bình quân trong 15 tuần từ đầu năm đến nay, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của nước ta chỉ ở mức 371 USD/tấn; gạo 10% tấm 365 USD/tấn; gạo 15% tấm 355 USD/tấn, còn gạo 25% tấm cũng chỉ ở mức 349 USD/tấn .

Những điều nói trên có nghĩa là, những “món hàng” không hề nhỏ và rất được giá xuất khẩu sang thị trường Philippines đã giữ vai trò đã giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc “trung hòa” những món hàng với giá thấp “một trời một vực” xuất khẩu cho các thị trường khác, khiến cho gía gạo xuất khẩu của nước ta chẳng những không rơi tự do, mà còn tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2009.

Sẽ khó khăn

Tuy nhiên, có hai lý do chủ yếu sau đây để cho rằng, trong thời gian tới, đặc biệt là từ thời điểm kết thúc việc giao hàng cho Philippines, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của nước ta sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn:

- Thứ nhất, có nhiều khả năng cán cân cung - cầu trên thị trường gạo thế giới sẽ tiếp tục đẩy không chỉ các doanh nghiệp nước ta, mà hầu như tất cả của các quốc gia xuất khẩu gạo khác tiếp tục lâm vào tình trạng khó khăn.

Trước hết, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ vừa công bố đầu trung tuần vừa qua, nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới trong năm nay sẽ dừng lại ở dưới ngưỡng 30 triệu tấn. Trong đó, nguyên nhân quan trọng hàng đầu chính là việc Philippines năm nay sẽ chỉ nhập khẩu 2,6 triệu tấn chứ không phải là 3 triệu tấn như dự báo trước và quan chức của Cơ quan Lương thực Quốc gia của quốc đảo này (NFA) cũng đã cho biết là đã hoàn tất việc ký kết hợp đồng nhập khẩu trên 2,4 triệu tấn gạo, cho nên chỉ còn nhập khẩu khoảng 200 nghìn tấn giao cho khu vực tư nhân thực hiện trước ngày 15.9.

Bên cạnh đó, nguyên nhân còn quan trọng hơn nữa khiến thị trường xuất nhập khẩu gạo trầm lắng như thời gian qua và có thể còn tiếp tục trầm lắng là do sản lượng gạo thế giới trong năm nay sẽ đạt 440,8 triệu tấn, tăng 8,7 triệu tấn so với dự báo hồi cuối năm 2009 và với sản lượng này, cung và cầu gạo thế giới gần như cân bằng (tiêu dùng gạo thế giới trong năm nay sẽ đạt 441,5 triệu tấn).

Trong khi đó, nguyên nhân chủ yếu đẩy các nước xuất khẩu gạo vào tình trạng khó khăn chủ yếu chính là việc Thái Lan đẩy mạnh xuất khẩu nhằm giảm bớt áp lực tồn kho quá lớn và ngăn chặn tình trạng rơi tự do của giá lúa gạo trong nước.

Trước hết, báo cáo hồi cuối tuần vừa qua của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết, tuy tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan tính đến ngày 8.4 vừa qua cũng chỉ mới đạt 2,283 triệu tấn và chỉ tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2009, nhưng báo cáo này còn dẫn một nguồn thông tin không chính thức cho rằng, riêng khối lượng gạo trắng xuất khẩu tính đến ngày 18.4 đã đạt 1,778 triệu tấn và tăng đại nhảy vọt tới 19,0%. Đây là chắc chắn chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến giá gạo trắng thế giới rơi tự do như đã nói ở trên (giá gạo thơm vẫn không thay đổi).

Không những vậy, vẫn theo các số liệu thống kê và dự báo nói trên, để cho tồn kho của mình chỉ tăng 1 triệu tấn và 20,9% vào cuối năm nay (đạt kỷ lục 5,787 triệu tấn), Thái Lan sẽ phải lặp lại kỷ lục xuất khẩu 10 triệu tấn gạo trong năm nay, tức là từ nay tới cuối năm sẽ còn phải đẩy ra thị trường thế giới 7,7 triệu tấn gạo nữa, tức là sẽ tăng tốc xuất khẩu tới 21,8%. Đây đương nhiên sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu gây áp lực giảm giá gạo thế giới.

- Thứ hai, trong điều kiện như vậy, rõ ràng việc lựa chọn kịch bản xuất khẩu như thế nào của chúng ta chắc chắn cũng là một yếu tố rất quan trọng đối với xu thế giá gạo thế giới.

Bởi lẽ, cho tới thời điểm này, ngược lại với cùng kỳ năm 2009 và ngược lại với Thái Lan hiện nay, chúng ta đã giảm nhịp độ xuất khẩu tới 24% so với cùng kỳ, cho nên để đạt được mục tiêu xuất khẩu giống như năm 2009, từ nay tới cuối năm chúng ta sẽ còn phải tăng tốc xuất khẩu gấp rưỡi cường quốc xuất khẩu gạo số 1 thế giới. Rõ ràng, cho dù khối lượng gạo xuất khẩu của chúng ta thấp “một trời một vực” so với của Thái Lan, nhưng đương nhiên cũng góp phần tạo thêm áp lực kéo giá gạo thế giới tiếp tục tụt dốc, hoặc chí ít là ở trong tình trạng cùng khó khăn như hiện nay.

Cần hỗ trợ có chọn lọc

Trong bối cảnh như vậy, nếu như chúng ta chọn kịch bản giảm khối lượng xuất khẩu như Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ vừa dự báo, thậm chí có thể giảm mạnh hơn, vấn đề hỗ trợ cho các doanh nghiệp dự trữ gạo dài ngày tất yếu sẽ phải được đặt ra.

Không những vậy, do “phần bánh” xuất khẩu gạo cho NFA là của VFA, cho nên từ nay đến hết tháng 6 hoàn toàn có thể lấy lãi lớn trong xuất khẩu sang thị trường này để bù lỗ do mua tạm trữ cho xuất khẩu với giá thấp “một trời một vực” sang những thị trường khác.

Nói cách khác, trong điều kiện giá gạo xuất khẩu rơi tự do như hiện nay, không ít các doanh nghiệp xuất khẩu không phải là thành viên của VFA đang ở trong tình trạng rất khó khăn và đây có lẽ cũng là lý do khiến khối lượng gạo xuất khẩu của nước ta tính đến thời điểm này tụt dốc quá mạnh, cho nên đây là đối tượng cần được hỗ trợ nhiều nhất.

Nói tóm lại, có nhiều khả năng giá gạo thế giới vẫn tiếp tục đứng ở mức thấp không chỉ đến hết quý II này, mà còn có thể kéo dài cả trong quý III tới, có lẽ vấn đề hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo vượt qua thời đoạn khó khăn này cần được đặt ra, bởi tồn kho lớn đồng nghĩa với việc gia tăng áp lực giảm giá lúa gạo trong nước và đẩy nông dân nước ta vào tình trạng hết sức bất lợi.

Nguyễn Đình Bích

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Bộ Công Thương quản lý hàng hóa có khả năng gây mất an toàn
  • Xuất khẩu thuỷ sản đối mặt khó khăn mới
  • Xuất khẩu cao su mậu biên chưa sôi động trở lại
  • Từ 1/6/2010: Thương nhân chỉ được nhập khẩu 3 loại muối
  • Xuất khẩu cá tra sang Nga tăng lại
  • Xuất khẩu lốp xe tăng vọt
  • Sơ bộ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trong nửa đầu tháng 5/2010
  • Điểm thông tin XNK ngày 28/5/2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo