Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu gạo: Tự hào hạt ngọc Việt

1.Năm 2009 đã qua. Việt Nam tiếp tục khẳng định ngôi vị xuất khẩu thứ hai thế giới với thành tích chưa từng có – vượt mốc 6 triệu tấn gạo xuất khẩu ra thế giới. Chạm đáy lạm phát, cả nhân loại tập hợp trí tuệ vào Hội nghị Copenhagen để sửa chữa sai sót khi đã đối xử không công bằng với thiên nhiên. Dịp này, Tạp chí Time (Hoa Kỳ) đã liệt kê 10 mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng thế giới có nguy cơ chịu tác động của biến đổi khí hậu, trong đó, cùng với các mặt hàng có gốc từ nông nghiệp trên thế giới như: lúa mì Italia, mật ong Argentia, rau quả Tây Ban Nha, cây bông của Mali... và lúa gạo Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nhất. Không có tuyên bố chung Copenhagen và các thỏa thuận cũng chưa đạt được kết quả như mong muốn, nhưng, con người chắc chắn phải tự điều chỉnh hành vi sống, nếu không muốn tự hủy hoại mình và hơn ai hết, Chính phủ Việt Nam càng phải đau đáu điều này. Nếu không hàng triệu hecta (khoảng 40%) của vùng vựa lúa cả nước ĐBSCL sẽ chìm ngập.

“Về nơi cò bay thẳng cánh. Nghe đồng lúa reo. Hậu Giang – festival bến đợi.
Hạt gạo Việt Nam, hương phù sa.
 
Trong bối cảnh đó, Việt Nam – xứ sở với 4.000 năm truyền thống của nền văn minh lúa nước – đã đạt được những thành tựu, đủ cho phép người dân Việt có thể tạm gác những lo toan sang một bên để cùng dồn sức bước vào thử thách lớn hơn. Điều không thể phủ nhận, nhờ có cây lúa, nền nông nghiệp nước ta lại cứu 80 triệu dân lúa nước thoát cơn lạm phát toàn cầu. Đây là lần thứ hai trong vòng 10 năm, nông nghiệp cứu nền kinh tế 20 năm hội nhập của ta thoát cơn nguy nan. Năm nay, xuất khẩu của nông nghiệp đạt 15 tỷ USD là một cố gắng lớn, cũng coi là một thắng lợi; tuy có giảm 8% so với năm 2008, nhưng đã vượt khá xa so với dự liệu.

2. Lùi lại những ngày cuối của tháng 11/2009 - khi sự kiện tôn vinh cây lúa, tôn vinh người làm ra hạt lúa, hạt gạo và cũng là dịp khẳng định vai trò to lớn của hạt gạo - Hạt Ngọc Việt - tại Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ nhất diễn ra tại tỉnh mới Hậu Giang. Từ kênh Xà No của miền Hậu Giang (gồm Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng), nơi xuất phát của tấn gạo đầu tiên xuất dương, nơi cây lúa, hạt gạo Việt Nam được ngợi ca và người làm ra hạt lúa, lần đầu tiên được tôn vinh xứng đáng. Dịp này, hầu như tất cả các tổ chức, nhà khoa học, DN và nông dân tham gia chuỗi kinh tế cây lúa, hạt gạo đều tề tựu về Vị Thanh – thị xã duy nhất trên cả nước có 30 km bờ kè kiên cố và đẹp mắt, vừa được Chính phủ công nhận đô thị loại III. Ngày khai mạc, tất cả các con phố của Vị Thanh đều náo nhiệt, chật cứng và khá trọn vẹn... “Mỗi mét vuông chứa 4 người thì đêm khai mạc thu hút vài trăm ngàn người” - nhân viên ủy ban tỉnh nhẩm tính...

Một tuần trước khai mạc, mộc mạc tâm sự cùng báo chí, vị lãnh đạo cao nhất tỉnh Hậu Giang nói: “Đã ai tôn vinh hạt lúa, người nông dân đâu”. Người viết “vấn” vị lãnh đạo đầu tỉnh, anh mở lòng: “Thật sự thì mình rất lo. Tổng Bí thư gật đầu, Thủ tướng đồng tình thì mừng... nhưng lo nhiều lắm vì chưa có tiền lệ. Lo đến ngủ không yên”. Nhưng Nghị quyết Trung ương 7 về “Tam nông” chính là phát pháo lệnh đầu tiên để anh khởi động 240 ngày chuẩn bị Festival Lúa gạo VN lần đầu tiên. Có người nói anh liều. Cũng có cơ sở vì Hậu Giang “ra ở riêng” với tay trắng, hạ tầng cơ sở “còm cõi” lại ở vùng sâu, xa đầy hạn chế. Nhưng có yếu tố quan trọng mà chỉ Hậu Giang mới có: Ở Hậu Giang không có chuyện “chín người, mười ý”. Đó là điều mà hơn chục năm trước, người viết đã cố công đi tìm ở một địa phương đã hội đủ “thiên thời, địa lợi”. 

Thành công của Festival Lúa gạo VN lần đầu tiên là điều khiến cho nhiều cán bộ Hậu Giang lâng lâng. Gặp lại người viết, vị lãnh đạo đầu tỉnh “thăm dò”: “Anh quan sát, nghe ngóng... thấy thế nào?”. “Chỉ ba chữ: rất, rất tốt!”, người viết “vắn tắt”. Quả thực, Hậu Giang đã làm tất cả mọi khách dự Festival cũng bất ngờ từ phút tiếp cận phà Hậu Giang trên đất Cần Thơ. Tất cả các xe lớn nhỏ có logo Festival Lúa gạo VN đều lưu thông thuận tiện, các CSGT đường bộ, đường thủy đều được “trang bị” nếp văn hóa phục vụ vui vẻ, hiệu quả. Có nhà báo vui miệng:“Có lẽ, ông Hai (Hai Phong Quang, Bí thư Tỉnh ủy) “kéo” cả 750 ngàn dân cư trong tỉnh cùng vào cuộc?”. Trừ 4 cuộc hội thảo tổ chức ở hội trường thị ủy, còn lại các sự kiện khác đều bố trí ngoài trời, ven bờ kênh Xà No, vô tình “kéo” cả thiên nhiên cùng vào cuộc.

Nhưng chính trong lo toan, trăn trở; nhà báo Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Đài PT-TH Hậu Giang có phút xuất thần. Dàn dựng gần xong toàn bộ chương trình, còn tiết mục mở màn, anh vẫn chưa ưng ý. Bỗng trong lúc “ăn cơm tay cầm” - nhai bánh mỳ với nước suối – Tuấn quơ vội tờ giấy trắng và viết: “Về nơi cò bay thẳng cánh. Nghe đồng lúa reo. Hậu Giang – festival bến đợi. Hạt gạo Việt Nam, hương phù sa. Vị mồ hôi - ngọt ngào câu dân ca quê mẹ. Có đồng xanh, lúa vàng, trắng ngần hạt gạo”.

Tiếp mạch suy nghĩ, Tuấn tiếp tục “bật” ra những con chữ : “Bến Xà No - Festival điểm hẹn. Khơi nguồn thương hiệu VN. Hạt gạo quê ta, viễn du năm châu bốn biển”. Và thế rồi đến lượt nhạc sĩ Lê Nghiệp, người con của xứ Bạc Liêu, đã “thổi” nhạc vào thành tiết mục mở màn, làm cho đêm khai mạc càng lung linh mặt nước kinh Xà No.

3. Chiều cuối cùng của Festival, cuộc gặp mặt đầy đủ mọi ý nghĩa giữa “bốn nhà”: nhà nông, nhà khoa học, nhà DN và nhà quản lý. Đáng kể nhất là những câu chuyện của 50 nhà nông của nhiều tỉnh, thành trên cả nước “nói vo” tay đôi với các nhà khoa học hàng đầu ngành nông nghiệp. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thành Lập cho rằng, ông cũng hoàn toàn bất ngờ khi cái duyên cây lúa, hạt gạo quyện lại với nhau tại xứ xuất khẩu những hạt gạo đầu tiên của Nam Bộ, của VN lại có sức cuốn hút con người đến thế.

Trước đó, tại các hội thảo: “Kênh xáng Xà No-Con đường lúa gạo miền Hậu Giang”, “Lúa gạo Việt Nam-Xuất khẩu và hội nhập” và “Cây lúa Việt Nam” đều thu hút các nhà khoa học hàng đầu ngành trồng trọt cả ba miền, các chuyên gia nhà quản lý, các nhà DN và nhiều nông dân tiêu biểu. Đông đảo cử tọa khó quên bài tham luận của GS TS Bùi Chí Bửu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nông nghiệp miền Nam đã tái hiện bức tranh văn hóa lúa nước từ cuối thời kỳ văn hóa Hòa Bình, đến văn hóa Bắc Sơn ở thời kỳ đồ đá mới... Rồi văn hóa Cầu Sắt (Xuân Lộc, Đồng Nai) với rìu vai xuôi, rìu tam giác, cuốc móng trâu, đục, dao đá có hình bán nguyệt (dao liềm, dao hái) đặc biệt là công cụ để thu hoạch lúa...

Lịch sử trồng lúa Việt Nam gắn liền với phát triển đê điều, thủy lợi. Kỹ thuật cấy lúa đã được chứng minh có từ thời Vua Hùng. Chuyện cổ Sơn Tinh, Thủy Tinh là việc minh chứng cho việc chăm lo thủy nông của người xưa. Năm 2000, diện tích lúa được tưới chiếm 65%, và đạt 85% hiện nay; đó là tiền đề quan trọng cho sự gia tăng năng suất lúa. Và ngày nay, khi năng suất và diện tích trồng lúa của VN đang đứng ở nhóm nước sản xuất hàng đầu thế giới, chúng ta đang hướng đến phát triển giống lúa có phẩm chất gạo ngon, đáp ứng thị hiếu người dùng...

4. Những ngày cuối năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và nâng cao thu nhập người nông dân lên 2,5 lần so hiện nay và đến năm 2030 phải bảo đảm đủ nguồn cung ứng lương thực với sản lượng cao hơn tốc độ tăng dân số; chấm dứt tình trạng thiếu đói lương thực, nâng cao chất lượng bữa ăn. Để đạt tới các mục tiêu trên, Chính phủ cũng đề ra hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp, trong đó nêu rõ về quy hoạch đất lúa. Theo đó, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 diện tích đất lúa cần phải giữ là: 3,8 triệu ha, trong đó: 3,2 triệu ha đất lúa sản xuất hai vụ trở lên, có thủy lợi hoàn chỉnh.

Và niềm tin về hạt ngọc Việt tràn căng trong lồng ngực - chỉ muốn hét to cho thỏa!

(Theo Huy Bình // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Campuchia là thị trường dẫn đầu về lượng và kim ngạch xuất khẩu xăng của Việt Nam
  • Nhập khẩu 260.000 tấn muối để bình ổn giá
  • Campuchia là thị trường dẫn đầu về lượng và kim ngạch xuất khẩu xăng của Việt Nam
  • Tình hình xuất khẩu của cả nước trong tháng 1/2010
  • Philippine: Nhập khẩu ngũ cốc năm 2010/11 sẽ tăng
  • Xuất khẩu tháng 2 giảm tới 26%
  • ‘Đói’ hợp đồng xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cà phê Đắc Lắc: Lượng tăng, chất giảm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo