Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu tháng 3 tăng đột biến

Xuất khẩu đã có dấu hiệu phục hồi khi tổng kim ngạch tháng 3 đạt 5,15 tỷ USD, tăng 37,7% so với tháng 2, theo số liệu ước tính của Bộ Công Thương.

Xuất khẩu dệt may có mức tăng trưởng 12,3%

Nhu cầu hàng xuất khẩu đã phục hồi

Tuy nhiên, theo dự tính, tổng kim ngạch xuất khẩu quý I/2010 cũng chỉ đạt 14 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ 2009.

Mức giảm cao nhất thuộc về nhóm công nghiệp chế biến (9,6%), với tổng kim ngạch ước đạt 7,331 tỷ USD.

Song, theo Bộ Công Thương, 3 tháng đầu năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu vàng tăng đột biến tới 2,5 tỷ USD, do đó, nếu không tính kim ngạch xuất khẩu vàng, thì kim ngạch xuất khẩu của nhóm công nghiệp chế biến trong quý I/2010 tăng 30,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một số sản phẩm có mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu khá cao là dây điện và cáp điện tăng 119,9%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 151,7%, máy vi tính, sản phẩm điện tử tăng  40,7%, giầy dép các loại tăng 10,1%, hàng dệt và may mặc tăng 12,3%.

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, đây mới chỉ là những tín hiệu phục hồi về nhu cầu các mặt hàng chứ không phải về giá.

Về đích còn nhiều chông gai

Năm 2010, Quốc hội đã thông qua mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trên 6% so với năm 2009 (tương đương 60 tỷ USD). Trong khi đó, Bộ Công Thương quyết tâm đạt mức tăng trưởng 7%. Với quyết tâm này, hàng tháng kim ngạch xuất khẩu phải đạt mức bình quân 5,2 tỷ USD trong 9 tháng còn lại và đây không phải là mục tiêu dễ đạt được.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, mặc dù nền kinh tế đã dần hồi phục, song dư âm của suy giảm kinh tế năm 2009 vẫn tác động đến sức cạnh tranh của cả nền kinh tế và của các doanh nghiệp. Hơn nữa năng lực sản xuất nhiều mặt hàng nông sản, khoáng sản của Việt Nam đã đến ngưỡng, khó có khả năng tăng trưởng cao như lúa gạo, cà phê, cao su, thủy sản, dầu thô, than đá.

Trong khi đó, hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là dệt may và da giầy tiếp tục gặp một số khó khăn. Cụ thể là hàng dệt may Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh lớn với Trung Quốc tại thị trường Hoa Kỳ khi nước này bỏ hoàn toàn hạn ngạch hàng dệt may đối với Trung Quốc. Và Liên  minh châu Âu (EU) đã thông qua đề xuất tiếp tục áp thuế chống bán phá giá 10% thêm 15 tháng lên các sản phẩm giầy, mũ da nhập khẩu từ Việt Nam.

Ngoài ra, cầu tiêu dùng thế giới vẫn còn yếu và lạm phát cao ở một số nước là những trở ngại cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.

Để khắc phục những khó khăn này, mới đây, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các Hiệp hội, Doanh nghiệp xuất khẩu tập trung xây dựng các nhóm thị trường trọng điểm, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tiếp cận các thị trường, tận dụng tối đa lợi thế từ các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) .

Bộ cũng phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh cải cách thủ tục xuất nhập khẩu, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, đơn giản hóa thủ tục hoàn thuế, quyết toán thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất gia công hàng xuất khẩu.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, Bộ sẽ rà soát lại những quy định hiện hành đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài để loại bỏ các quy định không phù hợp theo hướng đơn giản, thuận tiện nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.

(Theo Quỳnh Hoa // Tin Chính phủ)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Top 10 nước xuất nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới
  • Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu giày dép
  • Xuất khẩu Nhật Bản tăng kỷ lục
  • 29 doanh nghiệp xuất khẩu tôm được giảm thuế
  • Nhà xuất khẩu gạo bắt tay với thương lái
  • Trung Quốc: Sẽ tăng cường nhập khẩu hàng hóa Mỹ
  • Thị phần hàng Việt Nam ở Campuchia tăng mạnh
  • Xuất khẩu gỗ lúng túng trước các luật lệ mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo