Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu thủy sản: Khả quan nhưng không chủ quan

Mặc dù xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm khá khả quan nhưng Bộ Công Thương vẫn khuyến cáo các doanh nghiệp không chủ quan trước những khó khăn và thách thức mới nảy sinh.

Ảnh minh họa

Giá trị xuất khẩu thuỷ sản tháng 6 ước đạt 390 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm lên 2,016 tỷ USD, tăng 14,2 % so cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu tôm và cá tra, basa tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu tôm đang có thuận lợi lớn do cả nhu cầu và giá thị trường đều cao, trong khi nguồn cung không đủ  đáp ứng. Tôm đông lạnh là mặt hàng tăng mạnh nhất, khoảng 30% so với cùng kỳ, đặc biệt tại thị trường EU, Trung Quốc, Hàn Quốc...

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết, do ảnh hưởng sự cố tràn dầu ở vịnh Mexico đã đẩy giá tôm trên thị trường thế giới tăng mạnh. Hiện các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ lùng sục mua tôm, đẩy giá tăng lên khoảng 25% - 30% so cùng kỳ năm ngoái. Giá tôm loại 15 con/kg tăng ở mức 16,5- 17 USD/kg; tôm loại 20 con/kg từ 12,5 - 13 USD/kg… cao nhất kể từ năm 2000 đến nay.

Tuy nhiên, mặc dù giá lên cao nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất khó cạnh tranh để mua nguyên liệu.

Theo ông Lý Văn Thuận, Tổng thư ký Hội Chế biến thủy sản Cà Mau, xuất khẩu tôm của tỉnh diễn biến rất tốt, trong 5 tháng qua kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 240 triệu USD, tăng đến 34% so cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, đơn hàng từ các nước đến tới tấp, giá khá cao nhưng các doanh nghiệp không dám ký hợp đồng, bởi không đủ nguyên liệu chế biến. Cuối cùng đành bỏ lỡ cơ hội (!).

Thống kê mới nhất của Sở NNPTNT Cà Mau, từ đầu năm đến nay hầu hết 32 nhà máy chế biến tôm xuất khẩu chỉ hoạt động khoảng 40% - 50% công suất. Tại Bạc Liêu, Sóc Trăng… nhiều nhà máy  cũng trong tình trạng tương tự.

Riêng cá tra, basa,  6 tháng đầu năm, ĐBSCL đã xuất khẩu trên 300.000 tấn cá tra, tăng 19,4% so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đạt hơn 640 triệu USD cá tra, và ước khả năng từ nay đến hết năm 2010 xuất khẩu cá tra có thể đạt hơn 1,4 tỉ USD.

Các thị trường chính của cá tra Việt Nam thuộc 13 nước khối EU, Bắc và Trung Mỹ, châu Á, châu Đại Dương. Theo Hiệp hội Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), các thị trường Nga, Mỹ, Nam Mỹ, Brazil… đều có bước tăng trưởng khá trong 6 tháng qua.

Tuy nhiên, khó khăn trong xuất khẩu cá tra là tỷ giá đồng euro so với đồng USD giảm tới 20% so với cùng kỳ năm trước, buộc doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang EU phải giảm giá sản phẩm, đồng thời chỉ dám ký những hợp đồng nhỏ, ngắn hạn do cả người bán và người mua đều không lường trước được những biến động tỷ giá trong tương lai.

Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ và Canada cũng tăng hơn 500% so với cùng kỳ năm trước.               

Khả quan nhưng không chủ quan

Mặc dù tình hình xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm khá khả quan với sự hồi phục mạnh mẽ sau các cải tổ về xuất khẩu và thủ tục thanh toán. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, việc nuôi cá tra xuất khẩu đang gặp khó khăn do giá cả không ổn định, giá thức ăn cao và lượng cá tiêu thụ chậm đã làm cho người nuôi không mạnh dạn đầu tư. Xuất khẩu tôm bị hạn chế bởi khó khăn về nguyên liệu.

Để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong những tháng cuối năm, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản Vũ Văn Tám cho rằng, cần đánh giá lại thực trạng của các vùng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là vùng nuôi cá tra. Bên cạnh đó, các địa phương cần tiến hành triển khai việc đánh số cơ sở nuôi, vùng nuôi nhằm tăng cường truy xuất nguồn gốc thủy sản đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu.

Ngoài ra, Bộ cũng sẽ sớm ban hành các thông tư về điều kiện cơ sở vùng nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thứ trưởng Tám khuyến cáo các doanh nghiệp cần mở rộng xuất khẩu sang các thị trường phi truyền thống, các thị trường đang nổi lên như Bulgaria, Romania, Czech, Trung Đông, Trung Quốc...      

Theo VASEP, về cơ bản xuất khẩu thủy sản năm 2010 có khả năng hoàn thành chỉ tiêu 4,5 tỷ USD, nhưng không thể chủ quan khi nhu cầu thị trường ngày càng khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm.

(Theo Vũ Trọng // Tin Chính phủ)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Nhập khẩu vật tư nông nghiệp tăng mạnh
  • Xuất siêu vào Mỹ
  • Giải bài toán nhập siêu từ gốc
  • Bù lỗ dài dài vì độc quyền xuất khẩu gạo
  • Dự kiến xuất khẩu 1,6 triệu tấn gạo trong quý III
  • Nhập siêu dưới ngưỡng đề ra
  • Nhập khẩu bông tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm nay
  • Nhập khẩu ôtô tháng 6: Giảm mạnh về lượng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo