Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu vải thiều tăng mạnh

Dự kiến, năm nay sẽ có khoảng 35.000 – 40.000 tấn vải thiều xuất khẩu sang thị trường vùng Tây Nam Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

Năm nay, các doanh nghiệp kinh doanh hoa quả và nhà vườn xuất khẩu quả vải tươi (cả xuất khẩu chính ngạch và xuất khẩu tiểu ngạch) qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai đều gặp thuận lợi hơn so với các năm trước. Đây là kết quả hợp tác công tác xuất nhập khẩu hoa quả tươi  giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) mới được hai bên thống nhất thực hiện từ tháng 5/2010.

Theo Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai, đây là thành tích ban đầu của đổi mới công tác điều hành, quản lý và thực hiện cải cách hành chính theo hướng một cửa của các cơ quan làm nhiệm vụ quản lý của tỉnh Lào Cai ở cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

Vì thế, sau gần một tháng triển khai xuất khẩu vải thiều chưa xảy ra hiện tượng ách tắc lớn như các năm trước, trong đó có việc phân luồng xuất khẩu vải thiều qua điểm thông quan số 2 (qua cầu Kim Thành) và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho các lô hàng quả vải thiều tươi ngay tại cửa khẩu Lào Cai thay cho việc phải làm thủ tục ở Hà Nội đã được các doanh nghiệp đánh giá cao.

Tính sơ bộ đến ngày 26/5/2010, đã có hơn 25.000 tấn vải thiều tươi của Việt Nam xuất qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai sang thị trấn Hà Khẩu để đưa vào thị trường vùng Tây Nam Trung Quốc. Do vải thiều Việt Nam năm nay một số vùng bị mất mùa và thị trường nội địa tiêu thụ mạnh hơn nên việc xuất khẩu sang Trung Quốc không bị ép giá, ép cấp nhiều như các năm trước và giá bán cao hơn năm 2009 do phẩm cấp vải xuất khẩu được chọn lựa kỹ hơn. Đặc biệt, quả vải thiều tươi được đóng hộp xốp theo quy chuẩn nên bảo quản được lâu hơn và rất thuận tiện cho việc vận chuyển đường dài. Giá bán quả vải thiều tươi tại thị trường thị trấn Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đối diện với thành phố Lào Cai của Việt Nam) hiện nay bình quân là 170 nhân dân tệ/thùng hộp xốp (trọng lượng cả vỏ hộp, đá lạnh ướp quả vải tươi khoảng trên dưới 30 kg/thùng), tính theo tiền Việt Nam là  476.000 đồng/thùng và giá bán bình quân trên 16.000 đồng/kg...

Giám đốc Sở Công thương tỉnh tỉnh Lào Cai cho biết: Bình quân mỗi ngày có từ 1.000- 1.500 tấn quả vải thiều tươi của vùng vải Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) và Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) xuất bán sang thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc) vận chuyển bằng xe ô tô tải lớn qua cầu Kim Thành và xe thô sơ qua cầu Hồ Kiều 2 (thành phố Lào Cai).

Nếu doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều và các loại hàng hoá khác sang thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch sẽ thuận lợi hơn xuất theo đường tiểu ngạch. Bởi vì xuất khẩu chính ngạch giá cả ổn định hơn và khi làm thủ tục ở phía Trung Quốc cũng thuận lợi hơn, đồng thời hạn chế rủi ro trong hoạt động thương mại biên mậu.

(Vinanet)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Không phải tất cả hàng hóa xuất khẩu phải xin cấp CFS
  • Kim ngạch xuất khẩu đạt 25,8 tỷ USD
  • Sơ bộ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trong nửa đầu tháng 6/2010
  • Xuất khẩu chè 5 tháng đầu năm tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ
  • Ngoại tệ xuống giá : Xuất khẩu lại chịu thiệt !
  • Xuất khẩu sẽ tăng hai con số
  • Nhập khẩu xăng dầu phải đăng ký trước
  • Giá chè xuất khẩu tăng mức kỷ lục
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo