Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu vào Campuchia: Hàng gia dụng, thực phẩm khẳng định thế đứng

Hoạt động xúc tiến đầu tư, đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Campuchia đang có tác dụng tích cực. Ngoài các dự án đầu tư quy mô lớn về xây dựng hạ tầng cơ sở, trồng cao su, khai thác khoáng sản… nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn mạnh dạn đưa hàng hóa, đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ở đây. Trong đó, hàng gia dụng và thực phẩm chế biến đã dần khẳng định chỗ đứng khá vững chắc tại thị trường 14,1 triệu dân này.

Sản xuất ống nước xuất khẩu sang Campuchia tại Công ty cổ phần nhựa Bình Minh. Ảnh: CAO THĂNG

Thặng dư xuất khẩu lớn

Tại thị trường Campuchia, hàng hóa Việt Nam có mặt chậm hơn so với hàng của Trung Quốc, Thái Lan. Thế nhưng, với sự quyết tâm hợp tác toàn diện quan hệ kinh tế, thương mại giữa 2 nước trong thời gian qua đã đẩy nhanh tăng trưởng về thương mại và đầu tư. Năm 2006, kim ngạch thương mại giữa 2 nước chỉ đạt 950 triệu USD; sang năm 2008, đạt 1,65 tỷ USD và đến năm 2010 đạt hơn 1,83 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Campuchia đạt 1,55 tỷ USD. Việt Nam đang có tỷ trọng xuất siêu và giá trị thặng dư khá lớn ở thị trường này. Theo số liệu thống kê, trong quý 1-2011, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Campuchia đạt trên 626 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2010; trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt gần 499 triệu USD, tăng 44%, nhập khẩu từ Campuchia khoảng 128 triệu USD, tăng 48%.

So với tổng kim ngạch xuất khẩu trên 70 tỷ USD vào năm 2010 thì con số 1,55 tỷ USD xuất khẩu vào thị trường Campuchia còn khiêm tốn so với tiềm năng và lợi thế của hàng hóa Việt Nam. Chiến lược xúc tiến, đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường Campuchia đang được Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh. Hai nước đã thống nhất nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đến năm 2015 sẽ nâng kim ngạch thương mại 2 chiều lên 6,5 tỷ USD.

Không dừng lại ở thị trường Phnôm Pênh và các tỉnh gần biên giới với Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cũng quyết định đi xa, sâu hơn vào các vùng mới thị trường của nước bạn. Từ năm 2009, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) đã tổ chức các chương trình hội chợ, bán hàng đến tỉnh Battambang và các tỉnh phía Bắc của Campuchia. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng mạnh dạn đột phá, đi riêng, xây dựng và mở rộng kênh phân phối tại nước bạn. Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) đã đầu tư, mở siêu thị Satra tại quận DuanPenh, Phnôm Pênh vào đầu tháng 4-2011. Ngoài ra, Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) cũng đang xúc tiến để mở siêu thị riêng tại đây.

Hàng gia dụng, thực phẩm chế biến bán chạy

Thị trường Campuchia đang mở ra cơ hội cho nhiều ngành hàng, tuy nhiên hàng gia dụng và thực phẩm chế biến đang mang lại mức tăng trưởng nhanh cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng vào thị trường này tiêu thụ. Bà So Naren, người làm đại diện cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia đưa ra nhận xét, đồ gia dụng, thực phẩm chế biến của Việt Nam đang được người tiêu dùng Campuchia ưa chuộng. Hiện những mặt hàng này đang chiếm tỷ trọng khá lớn tại đây. Với nhựa gia dụng, hàng của Việt Nam đã vượt qua hàng của Thái Lan, chiếm giữ khoảng 80% thị phần. Sản phẩm nhựa gia dụng của Công ty CP sản xuất Nhựa Duy Tân đã có mặt tại thị trường Campuchia từ lâu.

Tuy nhiên, nhựa Duy Tân chính thức xây dựng hệ thống phân phối tại đây mới được hơn 3 năm. Tăng trưởng tiêu thụ hàng nhựa gia dụng của Duy Tân đạt mức khá cao, tăng hàng năm ở thị trường Campuchia. Hiện nay, tại hầu hết các tỉnh, thành lớn, thậm chí là các tỉnh ở phía Bắc của Campuchia, hàng nhựa gia dụng của Nhựa Duy Tân đã có mặt, có đại lý và cửa hàng phân phối riêng. Với sự tăng trưởng nhanh của mặt hàng nhựa ở thị trường Campuchia, ngành nhựa Việt Nam đã có bước tăng trưởng mạnh, lần đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD, đứng vào nhóm 9 ngành hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD của Việt Nam. Và Campuchia cũng là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành nhựa Việt Nam, sau Nhật, Mỹ, Đức.

Nhờ có sự tương đồng trong khẩu vị nên các mặt hàng nước chấm, gia vị, thực phẩm chế biến sẵn của Việt Nam cũng được tiêu thụ mạnh. Có mặt ở siêu thị Satra ở quận DuanPenh, Phnôm Pênh sau 2 tuần siêu thị này chính thức đưa vào hoạt động, chúng tôi nhận thấy các mặt hàng nước mắm, nước tương, sữa đậu nành Vinasoy, cà phê… không còn hàng để bán. Ông Trần Thành Nam, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) cho biết, trong thời gian đầu, siêu thị chỉ bày bán khoảng 2.000 mặt hàng, sau đó nâng lên 5.000 mặt hàng. Đây sẽ là một trung tâm phân phối lớn để hàng tiêu dùng Việt Nam vươn xa và sâu hơn tại thị trường Campuchia. Satra cũng sẽ đẩy nhanh nguồn cung hàng từ Việt Nam sang siêu thị Satra – Campuchia để không bị đứt hàng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân Phnôm Pênh.

Bà So Naren cho rằng, trong gần 2 triệu dân ở Phnôm Pênh chỉ khoảng 20% người tiêu dùng trung lưu. Hàng hóa Việt Nam đang có lợi thế lớn khi giá bán vừa phải, đáp ứng mức sống của phần lớn người tiêu dùng ở Phnôm Pênh và nhiều địa phương khác của Campuchia. Sự thành công của ngành hàng gia dụng, thực phẩm chế biến sẽ là động lực thúc đẩy bước tiến tiếp theo cho những ngành hàng khác. Trong đó, phân bón được xem là một trong những ngành hàng có tiềm năng lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khi Campuchia đang đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp.

(Theo MỸ HẠNH/sggp)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Giãn tiến độ nhập khẩu đường
  • Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang Mỹ tăng
  • Hàng nhập được lợi theo giá đôla Mỹ
  • Để xuất nhập khẩu tăng trưởng ổn định và bền vững
  • Xuất khẩu nông sản tiếp tục được giá nâng đỡ
  • Salon ôtô nhập khẩu lo hết đường làm ăn sau 26/6
  • Khai giá thấp cả ngàn tấn thịt gà đông lạnh nhập khẩu
  • Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 8 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo