Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất nhập khẩu Nga-Việt Nam đạt mức tăng gấp đôi

Ảnh minh họa. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Trong ba năm trở lại đây, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Nga-Việt đã tăng gấp đôi và đạt bình quân 1,8 tỷ USD/năm.

Theo kế hoạch hành động trung hạn Nga-Việt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư cho đến năm 2012 đang được triển khai, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2012.

Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga các mặt hàng công nghiệp nhẹ tiêu dùng, dệt may, giày dép, nông sản nhiệt đới, thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ… và nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất trong nước như xăng dầu, sắt thép, phân bón, hóa chất, máy, thiết bị và phụ tùng…

Dựa trên cơ sở hiệp định liên chính phủ mới giữa hai quốc gia có hiệu lực đến năm 2030, từ tháng 1/2011, doanh nghiệp liên doanh Vietsovpetro sẽ tiếp tục hoạt động, thăm dò thềm lục địa Việt Nam và tham gia vào dự án dầu khí tại các nước khác.

Ngoài ra, hiện hai quốc gia đã có hệ thống ngân hàng, trong đó có ngân hàng liên doanh Việt-Nga hoạt động với hệ thống kèm theo các dịch vụ thanh toán thuận tiện.

Phát biểu tại hội nghị “Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga” tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 23/12, đại diện nhiều doanh nghiệp cho biết, Liên bang Nga là thị trường mở, tiềm ẩn nhiều rủi ro, khi vào thị trường này buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh cả về phương diện hàng hóa cũng như đầu tư nên trong những năm qua, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Liên bang Nga chiếm tỷ trọng còn thấp.

Mặc dù Việt Nam luôn tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên doanh sản xuất tại Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực công nghiệp mà Liên bang Nga có thế mạnh như chế tạo máy, thiết bị vận chuyển, thiết bị năng lượng; luyện kim; khai thác mỏ, nhưng cho tới nay hợp tác Việt-Nga về cơ bản vẫn chưa hình thành được những dự án mới có tầm cỡ quốc gia.

Ông Nguyễn Quốc Thắng, đại diện công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư và Xây dựng Constrexim, cho biết khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga, công ty gặp trở ngại về cơ chế thanh toán, thanh toán bằng tín dụng thư ít phổ biến, tỷ lệ thanh toán qua L/C còn thấp; việc áp dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để điều tiết xuất nhập khẩu còn khá phổ biến và khó dự báo trước.

Chia sẻ với các doanh nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Quân, Vụ Thị trường châu Âu - Bộ Công thương cho biết nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa sang thị trường Nga, trong thời gian tới Bộ Công thương sẽ nâng cao vai trò của Cục Xúc tiến Thương mại và tăng cường tổ chức hội thảo, tọa đàm, đối thoại, trao đổi thông tin giữa các địa phương và doanh nghiệp của hai quốc gia; xây dựng chính sách hỗ trợ tài chính cho các chương trình xúc tiến thương mại của các ngành hàng vào thị trường Liên bang Nga./.
 
Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Xuất khẩu cao su dự kiến đạt 2,3 tỷ USD năm 2010
  • Việt Nam giảm dần việc nhập khẩu phôi thép
  • Sẽ dừng xuất khẩu khoáng sản thô
  • Xuất khẩu vượt 3 lần chỉ tiêu Quốc hội đề ra
  • Thịt đông lạnh nhập khẩu về nhiều
  • Những sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang Hàn Quốc 10 tháng đầu năm 2010
  • Xuất, nhập khẩu năm 2010 đã cán đích
  • Xuất khẩu chè của Việt Nam đang tăng dần về “chất”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo