Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần có Global Gap để xuất khẩu rau quả

Các nhà vườn muốn trồng thanh long bán sang Trung Quốc hay bất cứ thị trường nào khác cũng phải áp dụng tiêu chuẩn Global Gap phổ biến trên thế giới. Ảnh: TL.

Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp xuất khẩu rau quả cho là Trung Quốc đã dựng thêm hàng rào kỹ thuật mà theo doanh nghiệp là để hạn chế nông sản Việt Nam nhập vào nước này. TBKTSG Online đã trao đổi cùng ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) để rõ hơn thông tin nói trên.  

- TBKTSG Online: Thưa ông, gần đây một số doanh nghiệp cho rằng việc xuất nông sản sang Trung Quốc, nhất là rau quả, đang gặp nhiều khó khăn do nước này yêu cầu các loại trái cây của Việt Nam khi xuất khẩu phải đăng ký nhà vườn, nhà đóng gói. Phải chăng đây là hàng rào kỹ thuật mới dựng lên?

- Ông Nguyễn Văn Kỳ: Theo tôi biết, cho tới bây giờ, Vinafruit và Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, vẫn chưa có văn bản thông báo chính thức nào của cơ quan chức năng của Trung Quốc, mà chỉ là thông tin không chính thức từ các doanh nghiệp xuất khẩu hội viên của chúng tôi về nói lại. Những thông tin không chính thức này cũng đã có từ cuối năm ngoái chứ không phải mới.

Theo tôi, việc này chẳng phải là hàng rào kỹ thuật gây khó khăn cho doanh nghiệp chúng ta, mà đó là do các doanh nghiệp chúng ta chưa thích ứng với tình hình hội nhập mới.

Trung Quốc và Việt Nam hiện đều là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mà theo quy định của WTO thì rau quả trong giao thương giữa các quốc gia thành viên phải có mã vạch, mã số nhằm phục vụ việc truy xuất nguồn gốc khi cần thiết.

Do vậy yêu cầu trái cây hay nông sản Việt Nam khi xuất vào thị trường Trung Quốc phải được truy xuất nguồn gốc là yêu cầu của người mua, tức là các doanh nghiệp Trung Quốc, chứ không phải là quy định của cơ quan nhà nước họ.

Cũng giống như nhà nhập khẩu Việt Nam, nhập trái cây từ Mỹ về mà bán được ở trong nước thì cũng phải lựa doanh nghiệp và sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Không chỉ bán sang Trung Quốc, mà bây giờ xuất rau quả sang bất kỳ thị trường nào chúng ta cũng phải theo tiêu chuẩn Viet Gap (tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp sạch, sản xuất tốt do Việt Nam ban hành), và phù hợp với tiêu chuẩn Global Gap trên thế giới đang áp dụng. Tiêu chuẩn Viet Gap hay Global Gap có bao gồm luôn cả phương pháp truy xuất nguồn gốc.

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc năm ngoái đạt hơn 1,9 tỉ đô la Mỹ, chiếm 11,9% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản, tăng 39% so với năm 2007. Trong khi đó, nhập khẩu nông sản của Việt Nam từ Trung Quốc đạt hơn 1,7 tỉ đô la Mỹ.  

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu trái cây chính của Việt Nam trong nhiều năm qua, có lúc chiếm tới 40% kim ngạch xuất khẩu trái cây chính ngạch.
Chẳng hạn bây giờ thanh long Việt Nam muốn xuất đi Mỹ thì yêu cầu đầu tiên của nhà vườn, nhà đóng gói là phải có Global Gap, rồi mới tính tiếp có được xuất hay không.

- Nhưng hình như các doanh nghiệp chúng ta chưa quen việc này?

- Thực ra việc áp dụng tiêu chuẩn Global Gap không chỉ có lợi cho người mua mà cho cả người bán. Điển hình như nếu xảy ra sự cố về ngộ độc thực phẩm hay dư lượng hóa chất chẳng hạn, nhà xuất khẩu ít ra cũng biết nhà vườn nào trồng, cơ sở nào đóng gói trước khi tới tay mình để truy tìm nguyên nhân. Với người mua thì dù họ mua của nhiều người bán nhưng họ cũng truy được ai bán, vườn ai trồng, ai đóng gói.

Còn nhà vườn, thông qua việc áp dụng Global Gap, có thể chứng minh rằng mình đã bón phân gì, phun thuốc gì, có đúng quy trình kỹ thuật hay không?

Đây là biện pháp kỹ thuật trong mua bán nông sản hiện đại, nhưng rất tiếc nông dân và doanh nghiệp kinh doanh nông sản còn ít áp dụng. Ngay như Vinafruit đã vận động doanh nghiệp hội viên thực hiện Global Gap từ khá lâu, nhưng đến nay số doanh nghiệp hội viên có chứng nhận áp dụng tiêu chuẩn này vẫn chỉ trên đầu ngón tay.  

Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn cũng như Vinafruit chúng tôi đang vận động doanh nghiệp hội viên của mình, từ trang trại, hợp tác xã, các nhà xuất khẩu rau quả nên áp dụng Global Gap. Hội nhập rồi, cả thế giới người ta sản xuất nông nghiệp theo Global Gap thì chúng ta không thể làm khác.

- Xin cám ơn ông!

(Theo Hồng Văn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định VJEPA
  • Xử lý các vướng mắc về C/O
  • Doanh nghiệp cần biết: Tìm hiểu phương thức giao hàng tại kho Ngoại quan tại Argentina
  • Cấp C/O miễn phí cho vải thiều xuất sang Trung Quốc
  • Cơ hội thương mại và hợp tác đầu tư vào thị trường Séc, Ba Lan và Hungary
  • Phần Lan muốn nhập quần áo, thực phẩm... từ VN
  • Thủ tục hải quan đối với vật tư XNK để sửa chữa, bảo hành do các DNCX sản xuất tại Việt Nam
  • Xuất khẩu cá tra vào Nga: Thông cửa ra EU
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo