Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu cá tra vào Nga: Thông cửa ra EU

Sau 4 tháng tạm ngưng, cá tra Việt Nam (VN) đã xuất khẩu (XK) trở lại vào thị trường Nga. Việc này không chỉ mở ra cơ hội cho riêng sản phẩm cá tra vốn là thế mạnh của VN, mà còn là cơ hội tiếp cận của nhiều mặt hàng thủy sản (TS) khác sang nhiều thị trường.


Cửa mở cho nhiều mặt hàng thủy sản
 

Công nhân Công ty thực phẩm QVD (Đồng Tháp) chế biến cá ba sa xuất khẩu. Ảnh: THÀNH TÂM

Cùng với cá tra, vào thị trường Nga lần này còn có các sản phẩm TS khác như hàng khô, tôm, surimi (chả cá) của 30 DNVN.


Ông Dương Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Công ty CPTS Hùng Vương, Trưởng ban Điều hành XK cá tra vào Nga, cho biết, từ khi biết Nga chính thức mở cửa cho mặt hàng cá tra và nhiều mặt hàng TS khác của VN thì các nhà nhập khẩu (NNK) ở các thị trường như EU nhanh chóng đặt hàng. Lúc trước, giá bán cá trắng chỉ 2,7 USD/kg, bây giờ NNK chấp nhận mua 2,9 USD/kg. Giá bán cá nguyên con trước đây khoảng 1,2 USD/kg, giờ có thể đến 2 USD/kg.


Động thái “mở cửa” của Nga trước Hội chợ TS châu Âu tại Brussels (Bỉ) tháng 4 vừa qua tạo ra bước ngoặt mới cho TSVN.


Tại hội chợ này, sản phẩm Seafood Harmony của Công ty Chế biến và XKTS Vĩnh Hoàn đã vượt lên 37 sản phẩm chất lượng cao từ nhiều nước để nhận được đánh giá cao của ban giám khảo và khách hàng có mặt tại triển lãm về giá trị dinh dưỡng và sức khỏe cho người tiêu dùng.


Đây cũng là lần đầu tiên một DN châu Á giành được giải cao trong cuộc bình chọn sản phẩm này. Hiện cá tra, basa VN XK vào 26/27 quốc gia thành viên EU, chiếm khoảng 35% thị phần cá VN (châu Mỹ chiếm khoảng 15%, Trung Đông là 7%).


Tính đến cuối tháng 4, các DN đã ký hợp đồng XK khoảng 20.000 tấn trong hai tháng 5, 6. Dự kiến, quý 2, XKTS vào Nga đạt khoảng 50 triệu USD. VN đặt mục tiêu XK cá tra vào Nga khoảng 100.000 tấn (200 triệu USD) năm 2009.
 
Quy tắc ứng xử


Để kiểm soát chặt chẽ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa XK, tránh những rủi ro xảy ra, Bộ NN-PTNT, Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (NAFIQAD) và các cơ quan quản lý TS Nga sẽ kiểm soát cả điểm xuất và điểm nhập.


Theo quy tắc ứng xử các DN XKTS vào Nga cam kết, các DN chỉ XK hàng tự chế biến và đóng gói, không mua bán, gia công, nhận ủy thác XK, thỏa thuận nhượng lại sản lượng từ các DN có code (mã số) XK vào Nga. Tỷ lệ mạ băng trong sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh không được vượt quá 20%. Mỗi DN đăng ký kiểm tra ở duy nhất 1 trung tâm vùng (vùng 4 và 6).


Các trung tâm vùng sẽ theo dõi số lượng cộng dồn và chỉ cấp đúng số lượng mà DN được phân công trong tháng thể hiện trong thông báo của Ban điều hành XK cá tra. Giá bán vào Nga thống nhất chung là giá CIF (giá bán + vận chuyển + bảo hiểm) tại cảng St Petersburg được tính bằng USD. 


DN không được dùng các hình thức trợ giá dù có yêu cầu từ phía NNK… DN vi phạm sẽ bị tạm ngưng phân công XK trong các tháng tiếp theo, cho đến khi Ban điều hành chấp nhận phân công lại. Và khi được phân công XK lại, sản lượng chỉ bằng 50% so với trước khi vi phạm. Nếu nghiêm trọng, NAFIQAD sẽ thông báo phía Nga ngưng code XK đối với DN vi phạm và có thể rút phép XK đối với DN vi phạm nhiều lần.
 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lương Lê Phương cho biết, việc thành lập Ban điều hành XK cá tra vào Nga là mô hình tốt để triển khai các ngành XK khác.


Thanh toán được đảm bảo
 
Trước đây, do hệ thống ngân hàng (NH) giữa 2 nước chưa có nhiều kết nối nên việc thanh toán ở thị trường Nga nhiều rủi ro, gây e ngại cho DNXK.

Ông Nguyễn Văn Phẩm, Tổng Giám đốc Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB), cho biết, VRB đã nối thông kênh thanh toán trực tiếp với các NH thực hiện thanh toán bằng 3 loại tiền USD, EUR, RUB. Ngoài hỗ trợ về thanh toán, VRB sẽ hỗ trợ cung cấp cho các DN thông tin XK, dịch vụ kho bãi, tài trợ vốn…


Qua cuộc đàm phán XK cá tra trở lại Nga, phía Nga cũng cho biết sẽ hỗ trợ các DNXK về thông tin của các NNK để giúp DNVN tránh rủi ro trong thanh toán. Đối với các đơn hàng, khoản nợ còn vướng lại, Bộ NN-PTNT đề nghị các DN đưa danh sách NNK bên Nga để các cơ quan quản lý Nga hỗ trợ “đòi nợ” giúp, kèm theo các chi tiết cụ thể về đơn hàng còn nợ với số lượng, ngày giờ xuất hàng.

(Theo MỸ HẠNH // ssgp online)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo