Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào khu vực Trung Đông tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2008, kim ngạch giao thương 2 chiều giữa Việt Nam và các nước khu vực Trung Đông đạt 2,03 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang khu vực này là 1,27 tỉ USD, tăng 82% so với cùng kỳ năm 2007.
Các mặt hàng Trung Đông nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam gồm: hải sản, cà phê, hạt tiêu, điều nhân, máy vi tính, linh kiện điện tử, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ.
Có thể nói Trung Đông là một trong những thị trường được Việt Nam quan tâm và có kế hoạch đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trong năm 2009 này. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Trung Đông trong quý I/2009 ước tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Không ít quốc gia tại Trung Đông cũng có nền kinh tế sản xuất công nghiệp, nông nghiệp phát triển vì vậy rất nhiều rào cản thương mại được dựng lên để bảo hộ cho nền sản xuất của các nước. Khi đưa hàng hoá vào một thị trường nào thì yêu cầu bắt buộc là tuân thủ các quy định của nước đó, và các nước ở Trung Đông cũng không là ngoại lệ.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, họ liệt ra một danh sách hàng hoá nhập khẩu và yêu cầu giấy kiểm kê đối với hàng nhập. Theo đó, hàng nhập vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ phải đáp ứng đủ 2 tiêu chuẩn là nằm trong danh sách và được phép. Đây là thị trường thứ 3 tại Trung Đông đã nhập lượng lớn mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam những năm qua. Nhãn mác trên hàng hoá cũng được Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu khá phức tạp với 14 nội dung liên quan đến tính năng, chất lượng sản phẩm và những thông tin liên quan. Không chỉ vậy, vì một lý do nào đó buộc nhà xuất khẩu tái xuất thì cũng phải có giấy chứng nhận không nhận hàng của phía nhà nhập khẩu. Theo quy định của Thổ Nhĩ Kỳ, quá 40 ngày hàng hoá không thông quan sẽ bị sung công.
Tiếp đến, khu vực thị trường 6 nước gồm: Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) nằm trong khối Hội đồng Hợp tác Vùng vịnh (GCC). Các nước trong khối GCC cùng thống nhất mức thuế chung là 5% cho các mặt hàng nhập khẩu và sử dụng tiêu chuẩn nhãn mác theo tiêu chuẩn vùng vịnh (AGCC). Song đối với mặt hàng thuốc lá, rượu, thịt lợn lại có mức thuế đóng lên tới 100%, nhiều nước còn cấm hẳn việc nhập khẩu rượu, chất có cồn và thịt lợn như Côoét. Đặc biệt, đối với thị trường Bahrain, Co oét thì áp cho 417 mặt hàng, chủ yếu là thực phẩm và mặt hàng y tế với thuế suất 0%. Tại Bahrain, hoá đơn thương mại phải được lập thành 2 bản và sử dụng ngôn ngữ là tiếng Ả rập và tiếng Anh, giấy xuất xứ hàng hoá cũng phải viết bằng tiếng Ả rập và tiếng Anh và phải được 1 trong 4 nước trong khối Ả rập Xê út xác nhận. Riêng tại Ả rập Xê út, một trong những nước có nền kinh tế lớn nhất trong khu vực áp thuế nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng là 5%. Đặc biệt, ở Bahrain đối với hàng hoá dược phẩm nhập khẩu thì phải là những mặt hàng đã có ít nhất 2 trong 6 nước GCC đã nhập, tiêu chuẩn áp theo tiêu chuẩn của Ả rập Xê út.
Khi đi xúc tiến thị trường khu vực Trung Đông, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ hồ sơ và nên đi chung với đoàn khảo sát, như vậy sẽ giải quyết được khó khăn về ngôn ngữ giao tiếp và an toàn hơn vì một số nước ở khu trung Phi tình hình an ninh không đảm bảo. Nếu tìm được đối tác, hãy chịu tốn một chi phí để mời họ sang Việt Nam để bàn thảo như vậy sẽ thuận lợi hơn nhiều. Điều quan trọng và khó khăn nhất khi làm ăn với doanh nghiệp ở Trung Đông là khâu thanh toán hợp đồng, hãy nhờ Thương vụ thẩm định thông tin của đối tác và đàm phán để thanh toán trước ít nhất là 60%. Ngoài ra, nếu bán hàng ở nước nào thì nên phiên dịch nhãn hàng bằng tiếng của nước đó để dễ dàng quảng bá sản phẩm.
Trạng thái xuất siêu trong tháng 7 đã không thể kéo dài thêm. Trong nửa đầu tháng 8, cán cân thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam lại ghi nhận mức thâm hụt xấp xỉ 256 triệu USD, theo số liệu của Tổng cục Hải Quan.
Ghi lại ý kiến của ông Yoshida Sakae, Giám đốc điều hành Văn phòng TPHCM của Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (Jetro), về cách thức làm ăn với người Nhật và thâm nhập thị trường Nhật tại hội thảo “Hội nhập kinh tế thế giới”, do Công ty Điện tử Minh Trân tổ chức tuần qua.
Hiện số lượng các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Hồi giáo còn quá ít, do các doanh nghiệp chưa có nhiều thông tin cũng như chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển các sản phẩm đáp ứng yêu cầu.
Trung Quốc vẫn là một thị trường trọng điểm hàng đầu và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Với một thị trường tiềm năng lớn như vậy, DN VN sẽ có nhiều cơ hội để phát triển những mặt hàng chủ lực. Song, thị trường này vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sau thảm hoạ động đất và sóng thần tháng 3-2011, nhu cầu tiêu dùng của Nhật Bản bị sụt giảm trong ngắn hạn, nhưng dự báo sẽ tăng mạnh đối với một số hàng hoá trong thời gian khoảng một năm sau đó.
Lợi dụng uy tín của mật ong Việt Nam trên thị trường thế giới, một số doanh nghiệp đã nhập khẩu mật ong chất lượng thấp từ các nước trong khu vực rồi đánh lận để tái xuất sang Mỹ dưới “mác” xuất xứ Việt Nam. Tình hình đã đến hồi báo động. Công ty CPNA International Ltd. một trong những đầu mối nhập khẩu mật ong Việt Nam lớn nhất tại Mỹ đã có chuyến làm việc với Hiệp hội Nuôi ong Việt Nam, Bộ NNPTNT đưa ra những khuyến nghị về vấn nạn này.
Ở Pháp, kho ngoại quan được Hải quan cấp phép. Hàng hóa đưa vào kho ngoại quan được miễn trừ tất cả các loại thuế cũng như những biện pháp hạn chế kinh tế khác.
Nắm bắt được tâm lý doanh nghiệp (DN) đang lâm vào tình trạng khó khăn, cần vốn để đầu tư sản xuất, cần XK hàng hoá, các đối tượng lừa đảo liên quan xuất hiện ngày càng nhiều với thủ phạm tinh vi.
Thế nào là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế? Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có những đặc điểm gì và kết cấu như thế nào? Làm thế nào để ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có hiệu lực pháp lý? Các câu hỏi này không chỉ là mối quan tâm của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mà còn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách. Bởi hiểu được các vấn đề trên thì công tác soạn thảo và ký kết hợp đồng mới được thực hiện tốt. Nhờ đó công tác thực hiện hợp đồng sẽ diễn ra suông sẻ, những tranh chấp đáng tiếc giữa các bên của hợp đồng sẽ được giảm thiểu, góp phần gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp nói riêng và cho đất nước nói chung. Bài viết sẽ tập trung trả lời các câu hỏi đó có liên hệ đến pháp luật Việt Nam.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đã tạo ra các thách thức to lớn cho các quốc gia cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới. Các quốc gia này phải đối mặt với những khó khăn trong đẩy mạnh xuất khẩu do các nước nhập khẩu đã tận dụng những qui định mở để tạo ra những rào cản mới như chống bán phá giá, chống trợ cấp...để bảo hộ sản xuất trong nước. Bài viết này đề cập đến một số qui định của WTO về bán phá giá hàng hóa và tình hình về các vụ kiện chống bán phá giá của nước ngoài đối với Việt Nam. Từ đó đề xuất những giải pháp để chủ động phòng ngừa và tích cực đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của các doanh nghiệp Việt Nam.
Xuất khẩu: Doanh nghiệp Chi Lê được xuất khẩu tất cả các mặt hàng, trừ mặt hàng đồng do nhà nước quản lý. Chi Lê chỉ áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu thông qua việc yêu cầu giấy phép xuất khẩu, kiểm tra chất lượng sản phẩm và vệ sinh thực vật đối với một số sản phẩm chịu sự kiểm tra của Cục thực phẩm và dinh dưỡng (DAN) và cơ quan Y tế Quốc gia (SNS) thuộc Bộ Y tế, Cơ quan quản lý nông nghiệp và vật nuôi (SAG), thuộc Bộ Nông nghiệp và Tổng cục Thuỷ sản quốc gia Chi Lê (SERNAPESCA).
Khi kinh doanh tại các thành phố lớn ngày càng cạnh tranh gay gắt cùng nhu cầu tiêu dùng giảm, các đại gia điện máy đã mở cuộc "tiến quân" về tỉnh lẻ để “chiều” người dân ở quê.
Nhóm hàng điện tử viễn thông vẫn dẫn đầu nhóm ngành hàng xuất khẩu có “hàm lượng” FDI cao nhất và giá trị xuất khẩu thuộc hàng cao nhất. Tuy nhiên, hàm lượng FDI trong top 10 đã có sự sụt giảm đáng kể.
Tiểu thương tại đây hàng năm đều cam kết về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, không bán hàng lậu và hàng nhái. Tuy nhiên, phần lớn đều cho rằng điều này rất khó khả thi.
Cục thống kê Tp.HCM vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2014 của thành phố đã tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 5,47% so với cùng tháng năm trước. Như vậy, tính từ đầu năm, CPI đã tăng 1,22%, cao hơn gấp đôi mức tăng của năm 2013 (0,66%).
Hiện nay, cuộc xâm lấn của hàng giả đã khiến người ta phải nhìn nhận lại tiêu chí của sự xa xỉ và khiến nhà chức trách các nước trên thế giới đau đầu tìm cách dẹp bỏ.
Thành tích xuất khẩu của Việt Nam lẽ ra sẽ còn cao và hiệu quả hơn nữa nếu quản lý nhà nước khắc phục được những hạn chế về cơ sở hạ tầng, tệ tham nhũng, tính khó tiên liệu của chính sách, và tạo giá trị gia tăng cho hàng hoá.
Bằng nhiều cách, hàng hóa Thái Lan đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và trong tương lai không xa có thể là một thách thức lớn cho hàng Việt.
Giá cá trên thị trường toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại do Trung Quốc có nhu cầu ngày càng lớn đối với những loại hải sản cao cấp như cá ngừ và hàu, trong khi sản lượng đánh bắt có chiều hướng giảm sút.
Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá bán lẻ ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực hấp dẫn nhất. Dù không như đồn đoán ban đầu các tập đoàn lớn sẽ tràn vào nuốt chửng thị trường Việt Nam, nhưng chỉ nhìn vào tốc độ mở rộng của Big C, Metro, Lotte... vừa qua cho thấy sức ép cạnh tranh đang nóng lên từng ngày.
Lại tương tự giá thuốc, giá thực phẩm chức năng cũng đang “nhảy múa thoải mái” khi giá mua vào với giá bán ra chênh nhau tới cả chục lần! Thị trường thực phẩm chức năng đang phát triển mạnh mẽ. Nhưng các quy định về quản lý thực phẩm chức năng đang tỏ ra quá lạc hậu. Phần quản lý giá của mặt hàng này đang bị thả nổi hoàn toàn.
Tháng 4, nhập khẩu đạt con số 6,95 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tháng qua lên hơn 24,8 tỷ USD. Với kim ngạch xuất khẩu 4 tháng là 20,1 tỷ USD, như vậy, nhập siêu những tháng đầu năm đã lên khoảng 4,7 tỷ USD, tương đương với hơn 23% kim ngạch xuất khẩu. Với cách làm như hiện nay, các chuyên gia cho rằng, mục tiêu kiềm chế nhập siêu dưới 20% trong năm nay là rất khó.
Mark Zimmeran – cựu cố vấn Chủ tịch Phòng thương mại của Mỹ ở Nhật Bản đã viết trong cuốn sách nổi tiếng “Làm ăn với người Nhật như thế nào” của ông: “việc nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc tâm lý người Nhật và cấu trúc xã hội của nước Nhật là cực kỳ cần thiết cho việc làm ăn có hiệu quả với người Nhật”.
Kim ngạch xuất khẩu quý I/2010 ước đạt 14 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ 2009. Kim ngạch nhập khẩu 3 tháng ước đạt 17,525 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu cần nhập khẩu tăng 35,3%; nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu dự báo tăng khoảng 60,2% và nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu cũng tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự phục hồi của kinh tế trong nước sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng, đặc biệt việc thực hiện giải ngân vốn FDI được dự báo tăng cao sẽ khiến nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động đầu tư, xây dựng và sản xuất cũng sẽ tiếp tục gia tăng mạnh. Dự báo kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 74,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2009.
Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) về nguyên tắc có hiệu lực từ 01/01/2010, có lộ trình cắt giảm tới gần 7.000 dòng thuế. Indonesia đã yêu cầu đàm phán lại với TQ về việc hoãn thực thi ACFTA. Việt Nam hầu như vẫn chưa có một bộ hàng rào kỹ thuật đầy đủ cho các ngành sản xuất trong nước. Mối lo nhập siêu gia tăng từ TQ và mối lo nhiều Doanh nghiệp VN mất thị trường nội địa là có cơ sở....
Theo Tổng cục Thống kê, nhập siêu năm 2009 ước tính lên tới 12,246 tỷ USD, con số này thấp hơn nhiều mức nhập siêu thực hiện lên tới 18,029 tỷ USD của năm 2008, nhưng tăng gần 250 triệu USD so với mục tiêu đề ra.
Để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế trong quá trình tham gia chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu với những tiêu chuẩn ngày càng ngặt nghèo mà thị trường đặt ra, thì Việt Nam còn nhiều việc phải làm...
Xuất khẩu khoảng 25% tổng sản lượng gạo hàng năm, nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tụt dốc quá xa so với của Thái Lan trong thời gian qua, và những người nông dân vẫn không được hưởng lợi tương ứng với công sức của mình bỏ ra,....