Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ hội cho hàng Việt Nam tại Angiêri - Mở rộng thị trường bằng xúc tiến thương mại

Theo thông tin từ Vụ Châu Phi – Tây Á – Nam Á , Bộ Công Thương, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Angiêri đang tăng trưởng nhưng tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam trong tổng giá trị nhập khẩua hàng năm của nước này vẫn còn rất thấp, chỉ ở khoảng 0,15%.


Hiện tại, các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo và triển vọng của Việt Nam vào Angiêri là cà phê, hồ tiêu, gạo, hải sản và cơm dừa. Ngoài ra, Việt Nam còn đang xuất đi các mặt hàng khác như hạt điều, săm lốp, máy móc thiết bị, đồ dùng bằng gỗ, may mặc, giày dép, vi tính và linh kiện vi tính, vật liệu xây dựng, hàng điện tử. Trong khi đó, mặt hàng nhập khẩu ngược vào trong nước chủ yếu là hạt điều thô và sắt thép.


Nhu đánh giá của Bộ Công Thương hai nước, hoạt dộng thương mại giữa Việt Nam – Angiêri trong những năm gần đây đang có chiều hướng tăng trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt kim ngạch trao đổi thương mại song phương ở năm 2008 đạt trên 77 triệu USD, tăng trên 90% so với năm trước đó, trong đó hàng hoá Việt Nam xuất sang thị trường này là 75,8 triệu USD và nhập khẩu trên 1,2 triệu USD. Trong năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu sang Angiêri trên 40 triệu USD, tăng 18% so với năm 2006 và không nhập bất kỳ sản phẩm nào của Angiêri ngược lại. Còn theo số liệu thống kê của Hải quan Angiêri, quý I/209, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Angiêri đạt gần 14,5 triệu USD giảm 28% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó nông sản vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vơớitrị giá cà phê (10,1 triệu USD), gạo (1,63 triệu USD) và hàng thuỷ sản….


Angiêri có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá lớn. Trong năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của Angiêri gần 40 tỷ USD, như dự báo kế hoạch nhập khẩu của nước này có khả năng tới 45 tỷ USD trong năm 2009, trong khi đó kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh do giá dầu thế giới sụt giảm.


Khả năng cung ứng hàng hoá của thị trường nội địa Angiêri còn rất hạn chế. Dù là nước có diên tích lớn thứ hai ở châu Phi (sau Sudan) và đứng thứ 10 trên thế giới, nhưng chỉ có 10% đất đai có thể trồng trọt. Vì vậy, Angiêri ngày càng có nhu cầu về thiết bị kỹ thuật, nguyên vật liệu sản xuất và xây dựng, hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm.


Phó chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Angiêri, trong buổi toạ đàm giữa doanh nghiệp Việt Nam và Angiêri cho biết, hiện Angiêri có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hoá cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, trong đó có nhiều mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam. Một số hợp đồng xuất khẩu cà phê, gạo và cơm dừa đã được các doanh nghiệp 2 bên ký kết. Ngoài ra, Chính phủ Angiêri còn đang triển khai chương trình kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng tiêu dùng và lương thực thực phẩm.


Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Angiêri từ nay sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trước kia. Với tình hình thâm hạt cán cân thương mại tăng mạnh trong những năm gần đây, Chính phủ Angiêri đã quyết định áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt trong việc giám sát hoạt dộng xuất nhập khẩu để bảo hộ nền sản xuất trong nước, kéo giảm kim ngạch nhập khẩu. Chính phủ nước này đã thiết lập một kênh thông tin theo dõi và đánh giá các hoạt động nhập khẩu. Bộ Thương mại Angiêri sẽ can thiệp tức thời những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường đối với hàng nhập khẩu, đồng thời triển khai các biện pháp bảo hộ nền sản xuất trong nước, thông qua tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu, thực thi nghiêm ngặt các quy định; hàng hoá sẽ bị kiểm tra chặt chẽ, nhất là về nhãn mác và chất lượng thực tế của sản phẩm.


Việt Nam – Angiêri đã thống nhất sẽ cùng triển khai một số giải pháp hỗ trợ DN như sẽ dành cho nhau gian hàng miễn phí tại Hội chợ EXPO (VN) và Hội chợ Quốc Tế Algeri tại Angiêri tổ chức hàng năm. Tổ chức thường xuyên các đoàn thương mại đi khảo sát thị trường lẫn nhau. Đặc biệt, từ 2010 Angiêri sẽ dành cho Việt Nam một gian hàng miễn phí tại Hội chợ - Triển lãm quốc tế Algeri.
 

(Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Cần có Global Gap để xuất khẩu rau quả
  • Thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định VJEPA
  • Xử lý các vướng mắc về C/O
  • Doanh nghiệp cần biết: Tìm hiểu phương thức giao hàng tại kho Ngoại quan tại Argentina
  • Cấp C/O miễn phí cho vải thiều xuất sang Trung Quốc
  • Cơ hội thương mại và hợp tác đầu tư vào thị trường Séc, Ba Lan và Hungary
  • Phần Lan muốn nhập quần áo, thực phẩm... từ VN
  • Thủ tục hải quan đối với vật tư XNK để sửa chữa, bảo hành do các DNCX sản xuất tại Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo