Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ hội tiếp cận và xuất khẩu hàng hoá sang Châu Âu

Ngày 02/11, tại TP. Hải Phòng, Dự án EU - Việt Nam MUTRAP III phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh Hải Phòng tổ chức Hội thảo “Cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường châu Âu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam”.

Hội thảo được tổ chức nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chủ động nắm bắt yêu cầu của thị trường, hiểu rõ các qui định riêng của EU từ đó làm tăng giá trị xuất khẩu và tạo ra giá trị khác biệt cho sản phẩm, phù hợp với xu hướng tiêu dùng của thị trường EU.

Trong những năm gần đây, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã có những bước phát triển tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển, cũng như giáo dục, khoa học công nghệ… Là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 sau Mỹ, EU với 27 nước thành viên, thực sự là một thị trường rộng lớn, đa dạng, có nhiều triển vọng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Cho đến nay, EU tiếp tục khẳng định vai trò là một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm 17% tổng giao dịch thương mại của Việt Nam với quốc tế. Trong 9 năm gần đây, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt hơn 76 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu hơn 50 tỷ USD. Riêng 9 tháng đầu năm 2010, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt trên 12.3 tỷ USD (xuất khẩu 7.8 tỷ, nhập khẩu 4.5 tỷ). Việc đạt được vị thế xuất siêu trong giao thương với EU là thành công khá ấn tượng bởi nước ta vẫn thường nhập siêu trong quan hệ thương mại với các đối tác khác.

Tuy vậy, EU là một thị trường với những quy định hết sức khắt khe. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng gặp một số khó khăn khi tiếp cận thị trường EU,  như việc EU có chính sách thương mại ưu đãi hơn cho các nước châu Phi, Caribbe và các thành viên mới gia nhập EU. Ngoài ra, EU đang đưa ra nhiều quy định chặt chẽ đối với các sản phẩm nhập khẩu, như Quy định REACH (Quy định về đăng ký, đánh giá và cấp phép sử dụng hóa chất), Luật truy xuất nguồn gốc từ khai thác thủy sản (IUU), Quy định về giết mổ động vật (animal welfare) và Luật về quản lý rừng và buôn bán lâm sản (FLEGT).

Tại Hội thảo, các diễn giả sẽ phổ biến các qui định liên quan đến việc tiếp cận thị trường EU cũng như những diễn biến, xu hướng trong tiêu dùng và phân phối hiện nay đối với các sản phẩm dệt may, da giầy, lâm sản, thủy sản… tại thị trường này.

Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thủy sản, dệt may, da giầy, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm... trên địa bàn thành phố Hải Phòng và các tỉnh lân cận sẽ có những kiến thức sâu hơn về thị trường EU, từ đó đưa ra định hướng phát triển thị trường, chiến lược kinh doanh phù hợp./.

Vinanet

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Cơ hội xúc tiến thương mại và đầu tư ở Campuchia
  • Cơ hội giao thương với doanh nghiệp Đức và Tây Ban Nha
  • Đã ký hợp đồng xuất khẩu gạo vượt kế hoạch cả năm
  • Vài nét văn hóa kinh doanh với đối tác Singapore
  • Mở rộng thị trường sang Úc
  • Tham khảo hệ thống kênh phân phối tại Trung Quốc
  • Xuất khẩu đi Mỹ: thủ tục an ninh cần biết
  • Ai Cập là thị trường nông-lâm-thủy sản tiềm năng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo