Mặc dù là một đất nước có nền văn hóa khá trung lập nhưng giới doanh nhân Hy Lạp, đặc biệt là thế hệ trẻ lại rất có kinh nghiệm trong việc quan hệ và đàm phán kinh doanh với các đối tác đến từ nền văn hóa khác. Họ khá bảo thủ và chủ nghĩa bảo thủ bao gồm cả tín ngưỡng và niềm tin vào tôn giáo, đặc biệt ở các khu vực nông thôn. Bạn không nên bình luận bất cứ vấn đề gì về tín ngưỡng hoặc tự cho mình là người vô thần khi giao dịch với những người Hy Lạp theo phong cách truyền thống.
Dưới đây là một số lưu ý khác khi kinh doanh tại thị trường này:
Nghi thức xã giao thông thường
Nghi thức xã giao trong các buổi gặp gỡ
+ Người Hy Lạp rất nhiệt tình và hiếu khách.
+ Trong lần gặp mặt lần đầu với một ai đó, họ thường bắt tay khá chặt, mỉm cười và duy trì giao tiếp bằng mắt.
+ Với người thân hoặc bạn thân, khi gặp nhau họ thường ôm chặt, hôn hai bên má. Nam giới với nhau thì thường chào nhau bằng cách vỗ nhẹ vào vai.
Văn hóa tặng quà
+ Thông thường, người Hy Lạp tặng quà cho người thân và bạn bè trong "ngày đặt tên" (ngày tên thánh lấy đặt cho họ) và Lễ giáng sinh.
+ Một số người làm lễ kỷ niệm sinh nhật, nhưng thường thì, lễ kỷ niệm ngày đặt tên được tổ chức nhiều hơn.
+ Quà tặng không cần phải là đồ đắt tiền. Tặng món quà có giá trị lớn là đặt người nhận vào tình thế khó xử, buộc họ phải tặng lại bạn món quà có giá trị tương đương.
+ Khi được mời ăn tối ở nhà người Hy lạp, hãy mang theo một món quà nhỏ.
+ Bạn có thể gửi hoa trước khi đến dự tiệc.
+ Quà tặng phải được gói cẩn thận.
+ Người Hy Lạp thường có thói quen mở quà khi được tặng.
+ Đề nghị với chủ nhà cho phép được chuẩn bị hay dọn dẹp sau khi bữa ăn kết thúc. Họ có thể từ chối nhưng nhã ý của bạn sẽ được chủ nhà đánh giá rất cao.
+ Bạn có thể được chủ nhà đối xử như mình thuộc tầng lớp hoàng gia!
+ Hãy nhận xét về ngôi nhà của họ.
Cách cư xử tại bàn ăn
+ Đừng ngồi vào bàn trước khi chủ nhà mời bạn vì có thể họ đã sắp xếp vị trí riêng cho bạn.
+ Cách ăn uống của người Hy Lạp cũng giống như phong cách của người châu âu - sử dụng dĩa ở bên tay trái và dao bên tay phải.
+ Người già nhất được ưu tiên phục vụ trước.
+ Bạn hãy chờ cho đến khi chủ nhà ăn thì mới bắt đầu.
+ Trong khi ăn, luôn để khuỷu tay ở dưới mặt bàn còn bàn tay ở phía trên mặt bàn.
+ Bạn có thể trò chuyện nhiều chủ đề khác nhau trong bữa ăn nhưng hãy tránh các vấn đề chính trị đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm như mối quan hệ giữa Hy Lạp với Thổ Nhĩ Kỳ và Cyprus, hoặc vấn đề chính trị với người Yugoslavia trước đây..
+ Người Hy Lạp thường chia sẻ thức ăn trong đĩa với người khác.
+ Hãy ăn hết mọi thứ trong đĩa của bạn.
+ Đặt khăn ăn bên cạnh chiếc đĩa khi bạn ăn xong.
+ Thông báo cho chủ nhà biết bạn đã ăn xong bằng cách đặt dĩa và dao song song trên đĩa với phần cán dao hướng về bên phải.
+ Đừng uống trước khi chủ nhà chưa mời nâng ly. Bạn hãy lịch sự cụng ly lại với họ.
+ Chủ nhà thường bắt đầu bữa tiệc bằng câu "Chúc sức khỏe", theo tiếng Hy Lạp là "stinygiasou" trong hoàn cảnh thân mật và là "eis igían sas" trong các buổi lễ trang trọng.
Nghi thức xã giao trong kinh doanh
Mối quan hệ và liên lạc
+ Người Hy Lạp thường thích làm ăn với những đối tác mà họ đã biết và tin tưởng.
+ Người Hy Lạp coi trọng gia đình nên việc các thành viên tham gia vào hoạt động công ty là rất phổ biến. Thành phần trong công ty là người thân và bạn bè sẽ giúp họ có được sự hỗ trợ khi cần thiết và quan trọng nhất là vì họ nghĩ đây là những người đáng tin cậy hơn cả.
+ Người Hy Lạp thích trao đổi trực tiếp thay vì sử dụng điện thoại và thư từ.
+ Việc phát triển mối quan hệ đòi hỏi phải tốn nhiều công sức và thời gian. Bạn có thể gây dựng lòng tin với họ tại văn phòng, khi đi ăn uống, và trong các hoạt động xã hội.
+ Không bao giờ được nói hoặc làm bất cứ điều gì khiến đối tác nghĩ rằng bạn đang thử thách danh dự hoặc sự chính trực của họ.
+ Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn cũng đừng bao giờ chất vấn lại lời đối tác vừa nói.
+ Người Hy Lạp không thích người quá khoe khoang hoặc quá lạnh nhạt.
+ Mặc dù người Hy Lạp không quá trịnh trọng trong kinh doanh nhưng bạn cũng đừng tỏ ra thân mật trước khi chưa tạo được lòng tin với họ.
+ Nếu tự dưng đối tác Hy Lạp yên lặng và lãnh đạm thì có nghĩa là bạn đã nói và làm điều gì đó khiến họ thất vọng và khó chịu.
+ Nhiều đối tác Hy Lạp thường ăn trưa khoảng từ 13h00 đến 15h00, nên đây không phải là thời gian thích hợp để lên lịch hẹn gặp.
+ Thông thường thì phải đến buổi gặp thứ 3 thì việc thảo luận hợp tác mới thực sự bắt đầu. Buổi gặp gỡ đầu tiên chỉ là lúc để đối tác Hy Lạp tìm hiểu mọi thông tin về doanh nghiệp bạn. Buổi gặp gỡ thứ hai là để gây dựng độ tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. Vì thế, bạn đừng quá thất vọng nếu trong hai buổi gặp đầu vẫn chưa thu được kết quả gì.
+ Hãy in các tài liệu bằng cả tiếng Anh và tiếng Hy Lạp.
+ Bài phát biểu của bạn có thể bị gián đoạn vì người Hy Lạp không coi hành động chen vào lời nói của người khác là khiếm nhã.
+ Họ có thể đi lệch với chương trình dự kiến. Họ xem chương trình dự kiến như là những ý chính để thảo luận rồi sau đó "tùy cơ ứng biến" để chuyển sang các bước tiếp theo trong quá trình đàm phán.
+ Mặc dù có một số đối tác Hy Lạp nói tiếng Anh, thế nhưng bạn vẫn nên thuê phiên dịch.
Lưu ý khi đàm phán
+ Văn hóa doanh nghiệp của người Hy Lạp rất có tôn ti trật tự. Họ rất coi trọng người cao tuổi và có kinh nghiệm.
+ Hoạt động kinh doanh được tiến hành từng bước vì thế bạn phải nhẫn nại và đừng để lộ sự mất bình tĩnh.
+ Thuyết phục đối tác bằng việc đưa ra những lợi ích mà họ có được khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn .
+ Người Hy Lạp rất khéo trong giao dịch. Họ rất thích mặc cả.
+ Người có quyền ra quyết định là người đứng đầu công ty.
+ Việc yêu cầu họ hẹn ngày đưa ra quyết định sẽ làm cho quá trình đàm phán chấm dứt.
+ Hợp đồng thường khá đơn giản vì khi có vấn đề phát sinh thường được giải quyết bằng mối quan hệ cá nhân giữa hai bên.
Trang phục
+ Phần lớn là trang phục theo thời trang châu âu.
+ Đàn ông thì mặc comple tối mầu.
+ Phụ nữ thì mặc trang phục văn phòng hoặc trang phục trang nhã, tốt nhất là tối mầu hoặc mầu trang nhã.
Danh thiếp
+ Danh thiếp có thể trao đổi mà không cần nghi thức trang trọng nào.
+ Một mặt của danh thiếp phải được dịch sang tiếng Hy Lạp.
+ Khi đưa danh thiếp cho đối tác hãy để mặt có tiếng Hy Lạp theo chiều đề người nhận có thể đọc được.
Trạng thái xuất siêu trong tháng 7 đã không thể kéo dài thêm. Trong nửa đầu tháng 8, cán cân thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam lại ghi nhận mức thâm hụt xấp xỉ 256 triệu USD, theo số liệu của Tổng cục Hải Quan.
Ghi lại ý kiến của ông Yoshida Sakae, Giám đốc điều hành Văn phòng TPHCM của Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (Jetro), về cách thức làm ăn với người Nhật và thâm nhập thị trường Nhật tại hội thảo “Hội nhập kinh tế thế giới”, do Công ty Điện tử Minh Trân tổ chức tuần qua.
Hiện số lượng các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Hồi giáo còn quá ít, do các doanh nghiệp chưa có nhiều thông tin cũng như chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển các sản phẩm đáp ứng yêu cầu.
Trung Quốc vẫn là một thị trường trọng điểm hàng đầu và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Với một thị trường tiềm năng lớn như vậy, DN VN sẽ có nhiều cơ hội để phát triển những mặt hàng chủ lực. Song, thị trường này vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sau thảm hoạ động đất và sóng thần tháng 3-2011, nhu cầu tiêu dùng của Nhật Bản bị sụt giảm trong ngắn hạn, nhưng dự báo sẽ tăng mạnh đối với một số hàng hoá trong thời gian khoảng một năm sau đó.
Các mặt hàng cấm nhập khẩu bao gồm các đài phát thanh băng tần AM cá nhân, các dao bấm tự động, các thiết bị có khả năng phun xịt các chất độc hại (chẳng hạn như hơi cay...), các loại tiền xu, tiền giấy giả, các loại hình ấn phẩm mang tính khiêu dâm và các loại thịt bò đã qua xử lý bằng hooc môn.
Thông thường, nhà nhập khẩu Trung Quốc (đại lý, hãng phân phối, đối tác liên doanh) tiến hành thu thập những chứng từ cần thiết liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá và xuất trình cho cơ quan Hải quan Trung Quốc. Chứng từ cần thiết cho mỗi loại hàng sẽ khác nhau, nhưng đều phải có những chứng từ bắt buộc sau:
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư quy định thủ tục cấp, gia hạn giấy phép, vận chuyển hàng hóa của Vương quốc Campuchia quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, hàng hóa quá cảnh được phép qua 7 cặp cửa khẩu và một số tuyến đường nối.
Ngày 3/8, tại Cần Thơ đã diễn ra hội thảo với chủ đề “Mở rộng giao thương với CHLB Nga” do Chi nhánh Cần Thơ- Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, Hội đồng doanh nghiệp Việt – Nga và Cơ quan đại diện thương mại CHLB Nga tại VN phối hợp tổ chức.
Căncứ Điểm 1 (d) Mục I Thông tư số 10/2005/TT-BTM (16/5/2005) của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện một số vấn đề có liên quan đến hoạt động thương mại qui định tại Quy chế Khu kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo tỉnh Quảng Trị ban hành kèm theo Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg (12/1/2005) của thủ Tướng Chính phủ.
Bắt đầu thâm nhập một thị trường mới đòi hỏi một kế hoạch lâu dài và nỗ lực không ngừng. Trước khi xác định khách hàng tiềm năng thì quan trọng phải phân tích được đặc tính của thị trường, các đối thủ cạnh tranh và những cơ hội tại thị trường đó.
Ai cũng đều có thể mắc sai lầm, nhưng nếu chúng ta lường trước được những khó khăn có thể xảy ra thì chúng ta có thể tránh được những sai lầm không đáng có.
Các sản phẩm đã qua thử nghiệm và chứng nhận tại Mỹ theo đúng các tiêu chuẩn của nước Anh thì sẽ phải được thử nghiệm và chứng nhận lại theo các yêu cầu của Liên minh châu Âu vì Liên minh châu Âu có những phương pháp khác trong việc bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho người tiêu dùng cũng như bảo vệ môi trường.
Khi kinh doanh tại các thành phố lớn ngày càng cạnh tranh gay gắt cùng nhu cầu tiêu dùng giảm, các đại gia điện máy đã mở cuộc "tiến quân" về tỉnh lẻ để “chiều” người dân ở quê.
Nhóm hàng điện tử viễn thông vẫn dẫn đầu nhóm ngành hàng xuất khẩu có “hàm lượng” FDI cao nhất và giá trị xuất khẩu thuộc hàng cao nhất. Tuy nhiên, hàm lượng FDI trong top 10 đã có sự sụt giảm đáng kể.
Tiểu thương tại đây hàng năm đều cam kết về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, không bán hàng lậu và hàng nhái. Tuy nhiên, phần lớn đều cho rằng điều này rất khó khả thi.
Cục thống kê Tp.HCM vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2014 của thành phố đã tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 5,47% so với cùng tháng năm trước. Như vậy, tính từ đầu năm, CPI đã tăng 1,22%, cao hơn gấp đôi mức tăng của năm 2013 (0,66%).
Hiện nay, cuộc xâm lấn của hàng giả đã khiến người ta phải nhìn nhận lại tiêu chí của sự xa xỉ và khiến nhà chức trách các nước trên thế giới đau đầu tìm cách dẹp bỏ.
Thành tích xuất khẩu của Việt Nam lẽ ra sẽ còn cao và hiệu quả hơn nữa nếu quản lý nhà nước khắc phục được những hạn chế về cơ sở hạ tầng, tệ tham nhũng, tính khó tiên liệu của chính sách, và tạo giá trị gia tăng cho hàng hoá.
Bằng nhiều cách, hàng hóa Thái Lan đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và trong tương lai không xa có thể là một thách thức lớn cho hàng Việt.
Giá cá trên thị trường toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại do Trung Quốc có nhu cầu ngày càng lớn đối với những loại hải sản cao cấp như cá ngừ và hàu, trong khi sản lượng đánh bắt có chiều hướng giảm sút.
Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá bán lẻ ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực hấp dẫn nhất. Dù không như đồn đoán ban đầu các tập đoàn lớn sẽ tràn vào nuốt chửng thị trường Việt Nam, nhưng chỉ nhìn vào tốc độ mở rộng của Big C, Metro, Lotte... vừa qua cho thấy sức ép cạnh tranh đang nóng lên từng ngày.
Lại tương tự giá thuốc, giá thực phẩm chức năng cũng đang “nhảy múa thoải mái” khi giá mua vào với giá bán ra chênh nhau tới cả chục lần! Thị trường thực phẩm chức năng đang phát triển mạnh mẽ. Nhưng các quy định về quản lý thực phẩm chức năng đang tỏ ra quá lạc hậu. Phần quản lý giá của mặt hàng này đang bị thả nổi hoàn toàn.
Tháng 4, nhập khẩu đạt con số 6,95 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tháng qua lên hơn 24,8 tỷ USD. Với kim ngạch xuất khẩu 4 tháng là 20,1 tỷ USD, như vậy, nhập siêu những tháng đầu năm đã lên khoảng 4,7 tỷ USD, tương đương với hơn 23% kim ngạch xuất khẩu. Với cách làm như hiện nay, các chuyên gia cho rằng, mục tiêu kiềm chế nhập siêu dưới 20% trong năm nay là rất khó.
Mark Zimmeran – cựu cố vấn Chủ tịch Phòng thương mại của Mỹ ở Nhật Bản đã viết trong cuốn sách nổi tiếng “Làm ăn với người Nhật như thế nào” của ông: “việc nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc tâm lý người Nhật và cấu trúc xã hội của nước Nhật là cực kỳ cần thiết cho việc làm ăn có hiệu quả với người Nhật”.
Kim ngạch xuất khẩu quý I/2010 ước đạt 14 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ 2009. Kim ngạch nhập khẩu 3 tháng ước đạt 17,525 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu cần nhập khẩu tăng 35,3%; nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu dự báo tăng khoảng 60,2% và nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu cũng tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự phục hồi của kinh tế trong nước sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng, đặc biệt việc thực hiện giải ngân vốn FDI được dự báo tăng cao sẽ khiến nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động đầu tư, xây dựng và sản xuất cũng sẽ tiếp tục gia tăng mạnh. Dự báo kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 74,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2009.
Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) về nguyên tắc có hiệu lực từ 01/01/2010, có lộ trình cắt giảm tới gần 7.000 dòng thuế. Indonesia đã yêu cầu đàm phán lại với TQ về việc hoãn thực thi ACFTA. Việt Nam hầu như vẫn chưa có một bộ hàng rào kỹ thuật đầy đủ cho các ngành sản xuất trong nước. Mối lo nhập siêu gia tăng từ TQ và mối lo nhiều Doanh nghiệp VN mất thị trường nội địa là có cơ sở....
Theo Tổng cục Thống kê, nhập siêu năm 2009 ước tính lên tới 12,246 tỷ USD, con số này thấp hơn nhiều mức nhập siêu thực hiện lên tới 18,029 tỷ USD của năm 2008, nhưng tăng gần 250 triệu USD so với mục tiêu đề ra.
Để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế trong quá trình tham gia chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu với những tiêu chuẩn ngày càng ngặt nghèo mà thị trường đặt ra, thì Việt Nam còn nhiều việc phải làm...
Xuất khẩu khoảng 25% tổng sản lượng gạo hàng năm, nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tụt dốc quá xa so với của Thái Lan trong thời gian qua, và những người nông dân vẫn không được hưởng lợi tương ứng với công sức của mình bỏ ra,....