Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp cần biết: Nhu cầu tiêu dùng đồ lót và quần áo trong nhà tại Vương Quốc Anh

 Vương quốc Anh là thị trường lớn thứ hai về hàng đồ lót của EU, sau Đức (bao gồm: quần áo lót nam & nữ, quần áo ngủ, hàng dệt kim, quần bó phụ nữ, tất, quần tất, quần đùi nam giới, quần áo bơi, quần bó... dưới đây được gọi tắt là hàng bodywear).

Tổng giá trị tiêu dùng hàng bodywear của Vương quốc Anh ước tính đạt 5,5 triệu EUR năm 2008, chiếm 14% tổng tiêu dùng mặt hàng này của Châu Âu. Tăng trưởng hàng bodywear của Vương quốc Anh đạt 1,3% về giá trị trong giai đoạn từ năm 2004-2008.

Sản xuất hàng bodywear trong nước giảm trong khi  tỷ trọng  nhập khẩu cho tiêu dùng mặt hàng này tăng lên. Sản xuất trong nước giảm 13% mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2004-2008 và đạt 361 triệu EUR.

Mặc dù nhập khẩu hàng bodywear giảm qua từng năm (giảm khoảng 10,5% năm 2008), nhưng Vương quốc Anh vẫn là nhà nhập khẩu lớn thứ hai trong khối  EU (sau Đức) xét về giá trị nhập khẩu.  Năm 2008 kim ngạch nhập khẩu hàng bodywwear của nước này  đạt khoảng 3,7 triệu EUR, tương đương 15% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU. Giá nhập khẩu trung bình năm 2008 giảm 13% so với năm 2004.

Năm 2008, Vương quốc Anh nhập khẩu 77% hàng bodywear từ các nước đang phát triển, trong khi đó con số này vào năm 2004 là 65%. Trung Quốc là nước đứng đầu xuất khẩu mặt hàng này vào Anh. Năm quốc gia: Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Sri Lanca và Bangladesh chiếm tới 63% tổng số kim ngạch nhập khẩu hàng bodywear của Vương quốc Anh. Năm 2008 nhập khẩu của Vương quốc Anh từ Trung Quốc tăng 20% so với năm 2006 trong khi nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ giảm 21%.

Để thâm nhập thị trường Vương quốc Anh, các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể qua các kênh hấp dẫn là các nhà sản xuất của Anh (sản xuất ở nước ngoài), các nhà nhập khẩu, nhà bán buôn, các chuỗi cửa hàng phân phối, cửa hàng bán lẻ.

Thị trường tiêu dùng hàng bodywear

Tiêu dùng hàng bodywear của Vương quốc Anh đạt 5,5 triệu EUR năm 2008, chiếm 14,2% tổng số tiêu dùng của cả EU. Vương quốc Anh đứng thứ hai về tiêu thụ mặt hàng này tại EU sau Đức, đứng trên Ý và Pháp. Chi tiêu cho hàng bodywear tại Vương Quốc Anh trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008 tăng nhẹ cả về giá trị (mỗi năm tăng 1,3%) và số lượng (mỗi năm tăng 2,3%). Các số liệu dưới đây cho thấy trong cùng giai đoạn này, mỗi năm  giá tiêu thụ trung bình của dòng sản phẩm này giảm đi 3,7%. Chi tiêu cho hàng bodywear tính theo đầu người là 90 EUR/năm,  trong khi  của EU chỉ đạt 78 EUR/năm.

Tiêu dùng hàng bodywear của Vương quốc Anh

 
2004
2006
2008
Khối lượng (triệu
sản
phẩm)
Trị giá (triệu EUR)
Khối lượng (triệu sản phẩm)
Trị giá (triệu EUR)
Khối lượng (triệu sản phẩm)
Trị giá (triệu EUR)
Đồ lót bên trong
      
- Cho phụ nữ hoặc con gái
222
1.076
254
1.139
277
1.155
- Cho đàn ông hoặc thanh niên
87
354
93
366
97
382
Quần áo lót
64
1.227
69
1.325
80
1,404
Quần áo ngủ, quần áo trong nhà
45
892
44
834
44
832
Tổng cộng
418
3.549
460
3.664
498
3.773
       
Quần áo bơi
19
382
19
387
20
390
       
Các loại quần bó
287
579
284
583
292
596
Tất và các loại tất phụ nữ
96
215
104
230
108
238
Tất nam
191
472
194
475
195
465
Tổng cộng các loại tất và tất liền quần
574
1.266
582
1.288
595
1.299
       
Tổng hàng bodywear
1.011
5.197
1.061
5.339
1.113
5.462
Thay đổi hằng năm %
+1,8%
+2,1%
+1,7%
+1,3%
+1,9%
+0,8%
       
Áo  phông  (T-shirts)
344
2.488
363
2.604
375
2645

Ghi chú: Thông thường,  áo phông không nằm trong các số liệu thống kê về mua sắm tiêu dùng mặt hàng bodywear, tuy nhiên vẫn được đề cập riêng rẽ trong bản trên.
 
Thị trường quần áo lót phụ nữ Vương quốc Anh gồm: áo nịt, áo ngực, váy lót, đạt 2,56 tỷ  EUR năm 2008. Tiêu dùng quần áo lót của phụ nữ và nam giới đều tăng lên trong khi mức tiêu dùng cho quần áo ngủ có phần giảm xuống. Người dân của Vương quốc Anh nhìn chung có mức chi tiêu cao hơn so với mức chi tiêu tính theo đầu người của EU về mặt hàng bodywear. Thị trường hàng bodywear của Vương quốc Anh thống trị bởi các thương hiệu riêng và được chào bán với giá thấp tới người tiêu dùng, chỉ số này cũng gián tiếp làm tăng sức mua của hàng dệt may (xét về số lượng).
 
Thị trường hàng bodywear cũng bị ảnh hưởng  bởi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế tế giới, kể cả suy thoái của Vương quốc Anh. Các chuyên gia thương mại ước tính mức chi tiêu sẽ suy giảm xuống còn 1,2% vào năm 2009. Quần áo lót nam giới sẽ bị tác động nhất so với quần áo lót của phụ nữ. Doanh số bán hàng quần áo lót ước tính sẽ tăng 2% từ năm 2008 đến năm 2010 trong khi đó quần áo ngủ và hàng dệt kim, tất sẽ ổn định hoặc có khôi phục nhẹ.
 
Phân tích các dữ liệu về tiêu dùng trong nước của một số nhóm sản phẩm cho thấy một bức tranh tổng thể phản ánh mức chi tiêu cá nhân cho các sản phẩm quần áo khác nhau:
  • Chi tiêu của phụ nữ cho các loại quần áo lót tăng hằng năm từ 0,7% đến 3% trong giai đoạn từ năm 2006-2008. Chi tiêu của phụ nữ cho áo lót tăng nhanh hơn so với quần lót bởi vì có nhiều lựa chọn hơn và làm tăng phần giá trị cho phụ nữ. Nhìn chung thị trường đồ lót mặc dù thay đổi theo xu thế thời trang, song nó cũng chịu sự tác động mạnh mẽ từ các sản phẩm được làm từ chất liệu sợi rẻ tiền. Thị phần của các loạt quần áo lót khác cũng tăng trong rất nhiều năm qua. Áo lót phụ nữ với mức giá bình quân 16,3 EUR/sản phẩm, chiếm 90% tổng giá trị tiêu dùng của nhóm sản phẩm này của phụ nữ. Các loại áo lót có vành sắt được phụ nữ ưa dùng trong nhiều năm qua. Thống kê cho thấy, doanh số bán áo lót tăng nhanh theo xu thế thời trang của giới trẻ nhằm kết hợp giữa áo lót bên trong và mặc áo khoác rất mỏng mặc bên ngoài. Xu thế thời trang này đã được chấp nhận. Phong cách ăn mặc gợi cảm cũng làm tăng nhanh doanh số bán hàng. Ước tính doanh số bán áo lót bình quân đạt 3 chiếc/ người tại Vương quốc Anh.
  • Xét về khối lượng bán hàng, doanh số bán hàng các loại quần lót dạng bó, ngắn ước đạt 252 triệu sản phẩm, trung bình mỗi người có 8 chiếc. Mức giá trung bình dao động trong khoảng 3,1 EUR/chiếc. Tiêu thụ các loại quần lót kiểu nhỏ phổ thông của phụ nữ cũng tăng. Mặc dù kiểu cách là lựa chọn số một của giới tiêu dùng trẻ nhưng cũng phổ biến rộng rãi ở trên thị trường do các loại quần kiểu nhỏ này có nhiều mức giá khác nhau. Các loại quần lót này cũng làm tăng sự quan tâm của khách hàng và theo đó việc nhập khẩu các loại quần lót bằng chất liệu sợi nhân tạo cũng tăng lên. Thị trường các loại quần lót chẽn phức tạp hơn tại thời điểm này so với thời điểm trước đó với nhiều sự lựa chọn nguyên bản hoặc cắt xén.  
  • Chi tiêu cho nam giới về mặt hàng này tăng 2,2%/ năm trong giai đoạn từ năm 2006-2008. Về mặt khối lượng, mua sắm của nam giới về quần lót ước đạt 3,2chiếc/ người với mức giá khá thấp, khoảng 3,5 EUR/ chiếc.  
  • Chi tiêu cho quần áo bơi (đồ biển và đồ tắm) tăng nhẹ trong khi quần áo mặc trong nhà giảm đi tương ứng. Tăng trưởng về khối lượng vượt xa tăng trưởng về mặt giá trị vì giá cả là nhân tố cạnh tranh chính.  
  • Chi tiêu cho các loại quần liền tất tăng nhẹ (+0,9% trong giai đoạn từ năm 2006 - 2008). Quần bó sát và ngắn vẫn là xu thế thời trang năm 2008. Các thương hiệu lớn vẫn chi phối thị trường tiêu dùng Vương quốc Anh.  

(Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Nhật Bản - Thị trường tiềm năng của nông sản Việt Nam
  • Những điều cần biết về xuất khẩu thủy sản vào Braxin
  • Điều chỉnh giá trong hợp đồng
  • DN cảnh giác với 2 công ty ảo tại Morocco
  • Doanh nghiệp xuất-nhập khẩu cần biết
  • Cá ngừ và cá kiếm của Việt Nam có thể xuất khẩu sang mọi thị trường
  • Các xu hướng và cơ hội khi xuất khẩu trái cây và rau sang Nhật Bản
  • Hoa Kỳ, Đài Loan, Nhật Bản là thị trường chính xuất khẩu giấy và sản phẩm giấy của Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo