Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp cần biết: Thủ tục thông quan hàng hoá tại Nam Phi (customs clearance precedures)

      Việc thông quan hàng hoá nhập khẩu thông thường diễn ra trong vòng 24 giờ đối với hàng vận tải đường không và từ 2-3 ngày đối với hàng vận tải đường biển, tuỳ thuộc vào cảng nhập cảnh. Tất cả chứng từ liên quan phải được nộp cho bộ phận ‘Customs and Excise’, trực thuộc Tổng cục thuế Nam Phi (South African Revenue Service) tại cảng đến trước khi hàng hoá được thông quan.

   
   Thủ  tục thông quan nhập khẩu


      Việc thông quan hàng hoá nhập khẩu thông thường diễn ra trong vòng 24 giờ đối với hàng vận tải đường không và từ 2-3 ngày đối với hàng vận tải  đường biển, tuỳ thuộc vào cảng nhập cảnh. Tất cả chứng từ liên quan phải được nộp cho bộ phận ‘Customs and Excise’, trực thuộc Tổng cục thuế Nam Phi (South African Revenue Service) tại cảng đến trước khi hàng hoá được thông quan. Hầu hết các loại hàng hoá nhập khẩu phải được khai báo trong tờ khai nhập cảnh hàng hoá ‘Bill of entry’ (Form DA 500).


      Các chứng từ, tài liệu bắt buộc cần phải xuất trình cho hải quan trong bộ hồ sơ nhập khẩu gồm:


      - Tờ khai nhập cảnh hàng hoá: Bill of entry (Form DA500)


      - Bản kê tỷ giá ngoại tệ và tiền địa phương ZAR và giá trị lô hàng nhập khẩu tính theo tỷ giá đó: Customs Worksheet


      - Hoá đơn thương mại: Commercial invoice


      - Giấy phép nhập khẩu, nếu có: Import permit, áp dụng đối với hàng hoá thuộc diện quản lý nhập khẩu. Số giấy phép và ngày hết hạn của giấy phép phải được thể hiện trong Form DA 500


      - Giấy phép nhập khẩu đặc biệt: Special import certificates or permits, áp dụng đối với hàng hoá thuộc diện cần kiểm tra (inspection) hoặc cần giấy phép đặc biệt của cơ quan hữu quan của Nam Phi


      - Chứng từ vận tải: transport documents (‘Bill of Lading (sea)’, ‘air waybill (air)’, ‘freight transit order (rail)’, ‘road 'waybill'’)


      Nếu tất cả chứng từ xuất trình hợp lệ và  đầy đủ, bộ chứng từ sẽ được hải quan (bộ phận customs and excise) đóng dấu, đồng thời với việc nhà nhập khẩu hoàn thành việc nộp thuế nhập khẩu (import duties), thuế tiêu thụ đặc biệt (excise duties (nếu có)), và thuế VAT, hàng hoá chính thức được thông quan


      - Chứng nhận xuất xứ: Certificate of Origin (Form DA59), áp dụng đối với một số loại hàng hoá nhất định như hàng hoá đang bị điều tra chống bán phá giá hoặc hàng hoá thuộc diện ưu đãi nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế


      Hàng hoá nhập khẩu vào Nam Phi từ các nước SACU và  các nước như Botswana, Lesotho, Namibia and Swaziland không phải khai báo tờ khai nhập cảnh ‘Bill of Entry’ và không phải nộp thuế nhập khẩu, chỉ phải nộp thuế VAT.


      Từ  tháng 10/2006, Tổng cục thuế Nam Phi (SA Revenue Service) đưa vào áp dụng một bộ chứng từ quản lý thống nhất (a Single Administrative Document (SAD)) để tạo thuận lợi cho việc thông quan hàng hoá nhập khẩu, buôn bán qua biên giới và quá cảnh. Theo quy định, bộ chứng từ bắt buộc gồm:


      - Một bản copy vận đơn có thể thương lượng (one negotiable copy Bill of Lading) và hai bản copy vận  đơn không thể thương lượng (two non-negotiable copies of the Bill of Lading). Vận đơn có thể ghi “chuyển thẳng (straight)” hoặc “theo lệnh (to order)”.


      - Chứng nhận xuất xứ Form DA59 (có thể download form DA 59 tại http://www.sars.gov.za/home.asp?pid=4153&tid=60&s=forms&show=1084) áp dụng trong trường hợp mức thuế áp dụng thấp hơn mức thuế thông thường đánh vào hàng hoá nhập khẩu, hoặc áp dụng đối với hàng hoá thuộc diện chịu thuế chống bán phá giá hoặc thuế đối kháng. Đây là form bắt buộc về hình thức format, nội dung, kích thước và không cần chứng nhận của Phòng Thương mại (Chamber of Commerce). Một bản DA 59 đã ký phải được gửi kèm hoá đơn thương mại gốc.


      - Bốn bản copy và một bản gốc của hoá đơn thương mại. Người bán hàng phải cung cấp trong hoá đơn thương mại các thông tin cần thiết để người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và để cơ quan hải quan có thể xác định giá trị tính thuế. Hoá đơn sẽ không được chấp nhận nếu không có miêu tả chi tiết tính chất, đặc điểm tự nhiên và quy cách hàng hoá cùng với các đặc tính khác bắt buộc phải miêu tả để hải quan xác định thuế nhập khẩu và phục vụ thống kê.


      - Một bản copy của chứng nhận bảo hiểm hàng hoá đối với hàng hoá vận chuyển đường biển.


      - Ba bản copy của Phiếu đóng gói (Packing List). Thông tin trong phiếu đóng gói phải nhất quán với thông tin trong các chứng từ khác.


      - Giấy phép nhập khẩu được áp dụng đối với một số mặt hàng thuộc diện quản lý nhập khẩu. Người nhập khẩu phải có trong tay một giấy phép cho phép nhập khẩu trước ngày xếp hàng (shipment). Nếu không có giấy phép nhập khẩu sẽ phải nộp phạt. Giấy phép này không được chuyển nhượng và chỉ có người được cấp mới được sử dụng giấy phép này. Giấy này chỉ có hiệu lực trong thời hạn năm dương lịch mà giấy được cấp. Giấy phép nhập khẩu do Cục quản lý xuất nhập khẩu thuộc Uỷ ban Quản lý thương mại quốc tế, Bộ Công Thương Nam Phi cấp.


      Địa chỉ cơ quan này như sau:


      Director of Import and Export Control


      Department of Trade and Industry


      International Trade Administration Commission (ITAC)


      Import Control


      Private Bag X753, Pretoria, 0001


      Tel: +27 (0)12 394 3590/1; Fax: +27 (0)12 394 0517


      Website: www.itac.org.za


      Các giấy tờ cần thiết khác gồm: form hoàn thuế ‘rabate permit 470.03’ áp dụng đối với hàng nguyên liệu thô  nhập để chế biến và tái xuất, chứng nhận đã nộp tất cả các khoản thuế liên quan.


      Nhà  nhập khẩu có thể làm thủ tục thông quan hàng hoá nhập khẩu trước khi hàng đến cảng của Nam Phi để khỏi phải mất thời gian chờ đợi. Thông thường, các công ty tại Nam Phi sử dụng dịch vụ  thông quan của hãng vận tải ‘freight forwarder’ để nhanh chóng và thuận tiện. Hãng vận tải có thể nộp hồ sơ xin cấp số đăng ký (registration numbers), tất cả các loại giấy phép (licenses), mã thuế (tariff headings) và giúp phân loại hàng hoá (classifying goods), và làm các thủ tục thông quan khác một cách nhanh chóng và vận chuyển thẳng hàng hoá đến kho của nhà nhập khẩu sau khi hoàn tất các thủ tục. 


(TTNN)


(Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo