Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu sang Nga: ngại khâu thanh toán

Vụ trưởng Vụ châu Âu Nguyễn Chí Tâm trả lời thắc mắc của doanh nghiệp muốn xuất hàng sang Nga. Ảnh: Thái Hằng

Mặc dù Nga là thị trường xuất khẩu tiềm năng nhưng các doanh nghiệp cho rằng khó khăn trong việc đưa hàng hóa sang Nga vẫn ở khâu thanh toán.  

Tại hội thảo “Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Nga” tổ chức ở TPHCM vào cuối tuần, Vụ trưởng Vụ châu Âu, Bộ Công Thương, ông Nguyễn Chí Tâm đã nhận được nhiều thắc mắc của các doanh nghiệp khi đưa hàng sang Nga.  

“Ngại nhất vẫn ở khâu thanh toán”, đại diện doanh nghiệp thủy sản Phú Cường Group nói. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu sang Nga thanh toán bằng hình thức tín dụng thư (L/C) chỉ chiếm từ 5 - 7%, đa số vẫn thực hiện thanh toán bằng hình thức trả sau ẩn chứa nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu.  

Một vấn đề khác được các doanh nghiệp quan tâm là việc họ có rất ít hoặc thậm chí không có thông tin cụ thể và chi tiết về thị trường, về các quy định, hạn ngạch cũng như thông tin về phía đối tác Nga.  

Ông Tâm cho biết Bộ Công Thương đang xúc tiến xây dựng chuyên san xuất khẩu, kênh thông tin dành cho doanh nghiệp xuất khẩu trên website của bộ.

Ngoài ra, để hạn chế rủi ro trong thanh toán cũng như trong quá trình tiếp cận thị trường Nga, doanh nghiệp có thể tìm đến những địa chỉ tin cậy như Ngân hàng liên doanh Việt-Nga và Thương vụ Việt Nam tại Nga, Cục Xúc tiến thương mại hoặc thậm chí có thể trao đổi trực tiếp với ông Tâm qua thư điện tử.

Năm 2008, xuất khẩu của Việt Nam qua Nga đạt 671,9 triệu đô la Mỹ, tuy nhiên từ cuối năm 2008 bị chững lại do tác động của suy thoái kinh tế và việc Nga cấm nhập thủy hải sản của Việt Nam. Trong ba tháng đầu năm 2009, xuất khẩu qua Nga đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại, đạt trên 84 triệu đô la Mỹ

(Theo Thái Hằng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Hàng nội thất xuất sang Nhật Bản – Doanh nghiệp nên bắt đầu từ cải tiến mẫu mã
  • Cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Campuchia
  • Cập nhật quy định khi xuất khẩu thủy sản vào Hàn Quốc
  • Thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- EU
  • Doanh nghiệp cần biết
  • Thị trường EU (2): Quan hệ thương mại của Việt Nam với EU
  • Thị trường EU (1): Giới thiệu về thị trường EU
  • Một số quy định về xuất nhập khẩu của Kenya
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo