Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giới thiệu hệ thống phân phối lớn của Maroc

Ở Maroc, tuy thương mại truyền thống vẫn chi phối cơ cấu thương mại nhưng những siêu thị lớn cũng ngày một có thêm thị phần. Hoàn toàn vắng bóng cách đây chục năm, những siêu thị lớn hiện nay đã chiếm khoảng 10% lượng hàng hoá bán lẻ tại Maroc trong khi năm 1999 tỷ lệ này mới là 3%. Mặc dù số lượng còn ít nhưng các siêu thị đã có sự phát triển rất nhanh. Hệ thống phân phối lớn lương thực thực phẩm chỉ chiếm 5-6% hoạt động bán lẻ. Maroc có 200 cửa hàng diện tích trên 300m2 và 17 đại siêu thị (diện tích trên 2 500 m2 ) trong đó 6 siêu thị mua bán trực tiếp (nửa bán sỉ). Hiện nay, khoảng 60% hệ thống siêu thị tập trung ở trục đường Rabat-Casablanca.

1. Hệ thống phân phối lớn lương thực thực phẩm

5 đại diện lớn của hệ thống này

Hai tập đoàn từ lâu đã phân chia thị phần này là Marjane và Makro. Ban đầu còn nằm ở ngoại ô do các tập đoàn này cho rằng người dân có phương tiện đi lại nhưng thực tế phần lớn khách hàng không có ôtô nên việc đi chợ gặp phải khó khăn. Chỉ có một số khách hàng có sức mua lớn thường đến đây vào dịp cuối tuần và đầu tháng. Do vậy, những tập đoàn khác đã thâm nhập thị trường: các siêu thị ngày càng xuất hiện nhiều tại các khu đô thị.
Hiện nay có 5 tập đoàn hoạt động trên thị trường cung cấp lương thực thực phẩm Maroc.

Marjane (Marjane Holding kể từ tháng 6/2004)
Marjane Holding dẫn đầu danh sách với doanh thu trên 4 tỷ Diham (1 USD =8,5 DH) năm 2004, tăng trưởng 28% so với năm 2003. Đây là kết quả của sự gia tăng các cửa hàng trên toàn lãnh thổ.
Marjane có 10 đại siêu thị và là chi nhánh của Omnium Nord Africain (ONA) và của Auchan (51% vốn của Maroc và 49% của Pháp).
Là công ty đầu tiên mở đại siêu thị ở Rabat năm 1991.
Doanh thu năm 2004: trên 4 tỷ DH.
Diện tích: 57485 m2.
Tổng số biên chế: 2700
Khách hàng tiêu thụ trung bình: 245 DH

Metro (Metro Maroc)
Gồm 6 siêu thị mua bán trực tiếp (nửa bán sỉ). Là tập đoàn lớn thứ hai ở Maroc với doanh thu 2,6 tỷ DH.

Makro có mặt từ năm 1991 và đã được Metro mua lại năm 1997.
Doanh thu năm 2004: 2,6 tỷ DH.
Diện tích: 42000 m2.
Tổng số biên chế: 1200

Acima (tập đoàn Acima)
Acima chuyển từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 3 với doanh thu chỉ tăng 62% mỗi năm.
Gồm có 21 siêu thị và là chi nhánh của Omnium Nord Africain (ONA) và của Auchan (51% vốn của Maroc và 49% của Pháp).

Công ty được thành lập vào đầu năm 2002.
Doanh thu năm 2004: 971 triệu DH.
Diện tích: 24000 m2.
Tổng số biên chế: 832 người
Khách hàng tiêu thụ trung bình: 93 DH

LabelVie (tập đoàn Hyper SA)
Hyper SA có doanh thu 412 triệu DH năm 2004 tăng 27%.
Gồm 11 siêu thị LabelVie và 7 trung tâm thương mại
Là tập đoàn 100% vốn Maroc, thành lập năm 1985
Doanh thu năm 2004: 412 triệu DH.
Biên chế: 600 người
 
Aswak Assalam (tập đoàn Chaabi)
Gồm 3 đại siêu thị trong đó có một siêu thị cực lớn.
Thuộc tập đoàn Chaabi, 100% vốn Maroc.
Khác với những tập đoàn khác ở việc khẳng định bản sắc Maroc: chẳng hạn như không bán rượu.
Diện tích: 40000 m2.
Tháng 2/2004: Sau khi ký kết thoả thuận nhượng quyền với tập đoàn Casino, một đại siêu thị của tập đoàn Chaabi mang tên Géant Aswak.

Nguyên tắc hoạt động của các đại và trung siêu thị ở Maroc tỏ ra đúng đắn. Những chỉ số cho thấy rõ điều này: doanh thu trung bình/m2 của các đại siêu thị lên tới gần 70000 DH, doanh thu của các siêu thị là 40 000 DH. Điều đó chứng tỏ có sự thích ứng rất nhanh tại một đất nước mà người tiêu dùng nhìn chung còn chưa quen với hình thức thương mại mới này.

Người tiêu dùng Maroc và viễn cảnh

Mỗi hộ gia đình có khoảng 4,5 người và con số này liên tục tăng. Dân số của Marốc năm 2007 là 32 triệu người. Các đại siêu thị và siêu thị đang dần thay đổi thói quen tiêu dùng của các hộ gia đình Maroc. Ngoài sức hấp dẫn của một hình thức thương mại đến từ châu Âu, người tiêu dùng còn đặc biệt đánh giá cao việc niêm yết giá trên các sản phẩm, những quy định nghiêm ngặt về chất lượng và dây chuyền làm lạnh.

Người tiêu dùng của hệ thống phân phối lớn này có thu nhập hàng tháng trung bình là 11 611 DH mỗi hộ, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình quốc gia. Đa số trong tầng lớp khách hàng bậc trung lưu đều có 1 tủ lạnh và 1 ôtô.

Bí quyết thành công của hệ thống siêu thị lương thực thực phẩm vẫn là giá cả. Các chợ truyền thống là những đối thủ cạnh tranh chính. Người Maroc rất thích chi tiêu nhưng giá vẫn là nhân tố quyết định. Vì vậy, các siêu thị ngày càng tập trung vào việc chiết khấu vì muốn phổ biến những sản phẩm tiêu dùng. Gần 85% dân số có sức mua thấp và không có ôtô. Các siêu thị rất chú ý đến tầng lớp này bằng cách đưa ra những sản phẩm phù hợp với túi tiền của họ.

2. Hệ thống phân phối lớn không cung cấp lương thực thực phẩm

Thị trường đồ sửa chữa vặt trong gia đình

Thị trường các đồ lặt vặt trong gia đình trước đây vẫn chủ yếu do các cửa hàng ngũ kim và các chợ chuyên ngành phục vụ. Hiện nay có thêm Marjane và Métro. Sự phát triển của thương mại hiện đại có tổ chức từ những đại siêu thị chuyên ngành có thể là lý do thúc đẩy các công ty đa quốc gia đến thị trường này tại Maroc. Người Maroc không phải là những người thích sửa chữa vặt trong gia đình và những nhà chuyên nghiệp cho rằng các đại siêu thị trong lĩnh vực này có thể làm cho thói quen của người tiêu dùng thay đổi. Những cửa hàng bán thuốc truyền thống thực hiện phần lớn doanh thu với đối tác là các thợ thủ công trong khi những siêu thị đồ lặt vặt trong gia đình chủ yếu nhắm vào khách hàng là các cá nhân. Do vậy, đã có 3 tên tuổi mới ra đời trong hai năm qua: Bricoma, Weldom và M. Bricolage. Những con số thống kê đầu tiên về các siêu thị này cho thấy khách hàng lui tới ngày một đông và doanh thu từ hoạt động này đã có sự tăng trưởng.

Bricoma được khai trương vào tháng 2/2004 và nằm trên đường Casablanca đi Rabat. Đầu tư ban đầu lên tới 25 triệu DH. Diện tích lên tới 2 500m2.

Siêu thị Weldom của Pháp đặt tại trung tâm thành phố Casablanca vào tháng 12/2004.

Nằm trên đường ra sân bay ở Casablanca, M. Bricolage đã mở của tháng 4/2005 trên diện tích 18 000 m2 trong đó 4 150 dành cho việc bán hàng.

Đồ gỗ

Mặc dù thuế quan cao, lĩnh vực đồ gỗ lắp ráp đã có sự tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 1995-2004. Mạng lưới Kitea ở Maroc với 21 cửa hàng thuộc sở hữu riêng hoặc nhượng quyền được xem như tập đoàn đi đầu, tiếp đến là Mobilia, Layalits, Kaoba, Kit Express hoặc Cilek của Thổ Nhĩ Kỳ. Yadéo, dây chuyền phân phối đồ gỗ và trang thiết bị mới cho cá nhân và các nhà chuyên nghiệp đã mở 3 cửa hàng năm 2005 tại Casablanca, Tanger và Rabat. Yadéco dự kiến sẽ có 20 cửa hàng từ nay đến 2010.

Đồ điện gia dụng

Thiết bị điện gia dụng từ 5 năm nay đã có một giai đoạn phát triển tốt với một số thương hiệu có tỷ lệ tăng trưởng từ 10 đến 15% . Nhìn chung, Maroc còn đang trong giai đoạn đầu về trang thiết bị và hiện tượng đổi mới chỉ liên quan đến tầng lớp A, tầng lớp khá giả nhất trong xã hội (kiếm được trên 11 000 DH mỗi tháng). Việc phân phối các sản phẩm điện gia dụng do những nhà chuyên bán lại truyền thống chiếm số lượng đông nhất thực hiện. Họ có hệ thống phân phối lớn và các chuỗi các cửa hàng chuyên ngành như: Comptoir de l’électroménager, Cramer, Le Tangerois và Batam. Hiện nay đây là những siêu thị vừa và nhỏ có diện tích dưới 1 000m2.

( Theo Trung tâm thông tin Bộ Công Thương )

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo