Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường An-giê-ri : Cơ hội xuất khẩu không thể bỏ lỡ

Tiềm năng tiêu thụ của thị trường An-giê-ri là rất lớn. Xu thế nhập khẩu của thị trường ngày một tăng cao. Nhu cầu của An-giê-ri đối với nhiều sản phẩm của VN là phù hợp và có ý nghĩa lâu dài, vì tự An-giê-ri không sản xuất được hoặc sản xuất được rất ít.

An-giê-ri là đất nước giàu đẹp ở Bắc Phi, có diện tích 2.381.741 km2, lớn gấp 7 lần so với Việt Nam, với dân số hiện nay 35 triệu người và thu nhập bình quân đầu người đạt xấp xỉ 4.000 USD.
An-giê-ri giàu có về tài nguyên với trữ lượng dầu mỏ đứng thứ 13 trên thế giới (xấp xỉ 12 tỷ thùng), trữ lượng khí đốt đứng thứ 7 (4.546 tỷ m3). Sản xuất hiện tại của An-giê-ri đạt 1,45 triệu thùng dầu thô/ngày, 62 tỷ m3 khí đốt/năm và lọc dầu đạt 0,45 triệu thùng/ngày.
Đây là nguồn thu nhập chủ yếu của nền kinh tế An-giê-ri, chiếm khoảng 47% GDP (năm 2007) và 98% trị giá xuất khẩu hàng năm. Bởi vậy hiện nay, An-giê-ri có nguồn dự trữ ngoại hối khá dồi dào (135 tỷ USD), tương đương khoảng 4 năm nhập khẩu liên tiếp của An-giê-ri. Dự kiến cuối năm 2008, xuất khẩu của An-giê-ri sẽ đạt 80 tỷ USD.
Với nguồn ngoại tệ phong phú, nền kinh tế thị trường rộng mở và chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, kim ngạch nhập khẩu của An-giê-ri những năm gần đây tăng nhanh đột biến. Năm 2007 tăng 18 %, đạt 25 tỷ USD ; năm 2008 dự kiến tăng 44%, đạt 38 tỷ USD – một con số kỷ lục chưa từng có kể từ năm 1962. Vài năm tới, tuy có chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, nhưng xu thế nhập khẩu của An-giê-ri theo dự báo vẫn không giảm, mà còn tiếp tục tăng, đạt mức khoảng 40 tỷ USD/năm.

Theo số liệu thống kê của Hải quan An-giê-ri, trong 7 nhóm hàng nhập khẩu của An-giê-ri trong 8 tháng đầu năm 2008 (lương thực thực phẩm, nhiên liệu, sản phẩm thô, bán thàng phẩm, thiết bị công nghiệp, thiết bị nông nghiệp, hàng tiêu dùng), lương thực thực phẩm tăng 76%, thiết bị công nghiệp tăng 51%, sản phẩm thô tăng 11%, hàng tiêu dùng tăng 16%.

Nếu đi sâu các sản phẩm cụ thể, cũng trong 8 tháng đầu 2008, chúng ta thấy các sản phẩm nhập khẩu của An-giê-ri đều tăng rất mạnh : cà phê + 42% ; ngũ cốc + 46% ; tôm cá đông lạnh + 12% ; gạo + 86% ; đồ gỗ + 29% ; máy móc thiết bị + 49% ; hạt tiêu + 145% ; may mặc + 18% ; dày dép + 26% ...

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang An-giê-ri trong những năm gần đây cũng tăng khá mạnh. Nếu như năm 2004 chỉ mới đạt 26 triệu USD, năm 2005 28 triệu USD thì năm 2006 đã đạt 45 triệu, 2007 đạt 55 triệu và năm 2008 dự kiến sẽ đạt khoảng 100 triệu USD, tăng 87% so với năm 2007.

Các sản phẩm VN có vị trí tương đối vững chắc trên thị trường là cà phê, năm nay dự kiến đạt 82 triệu USD ; gạo dự kiến đạt 11,5 triệu USD ; hạt tiêu 2,2 triệu USD, cá đông lạnh 2,7 triệu USD, máy móc thiết bị 1,3 triệu USD. Hầu hết các sản phẩm đều có tốc độ tăng trưởng rất cao so với năm 2007, từ + 60% đến + 660%.
Tuy nhiên, tổng trị giá hàng xuất của VN mới chỉ đạt một phần rất nhỏ bé trong tổng trị giá nhập khẩu của An-giê-ri (100 triệu/38.000 triệu USD = 0,26%). Các sản phẩm cụ thể cũng chiếm tỷ trọng khá thấp, ví dụ : cà phê 28% ; gạo 15% ; hạt tiêu 76% ; cá đông lạnh 43% ; máy móc thiết bị 0,03% ; may mặc, dày dép, đồ gỗ, vi tính… chưa đáng kể.
Đó là những cơ hội rất rõ nét, không thể bỏ qua.
Tuy nhiên, để tận dụng và phát huy được cơ hội, các doanh nghiệp VN cũng còn phải vượt qua một số khó khăn : cần tăng cường hơn nữa giao dịch chào bán trực tiếp (giảm xuất qua trung gian), sử dụng ngôn ngữ phù hợp (tiếng Pháp), đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại sang thị trường, áp dụng các phương thức thanh toán linh hoạt (ví dụ : D/P đặt cọc trước khoảng 30%...).

( Theo vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo