Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), UBTVQH đã cho ý kiến về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; việc sửa đổi Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Một vấn đề quan trọng thuộc chính sách thuế đã được UBTVQH cho ý kiến là biểu khung thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập ưu đãi đối với một số nhóm hàng.
Trong đó, nhóm hàng được nhiều ý kiến quan tâm hơn cả là cá. Chính phủ đề nghị hạ mức khung thuế suất thuế nhập khẩu với một số mặt hàng cá xuống còn 0-26% và 0-27% (mức hiện hành là 10-26% và 10-27%).
Tuy đa số thành viên UBTVQH đồng tình với việc hạ thuế suất nhập khẩu, nhưng vẫn còn những ý kiến không tán thành hạ tối đa mức sàn thuế suất thuế nhập khẩu với mặt hàng cá (tới 0%), do e ngại ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển đánh bắt xa bờ, phát triển chế biến thủy sản trong nước. Thậm chí, việc hạ mức sàn “đột ngột và quá lớn” này có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp gia tăng nhập khẩu thủy sản, tác động tiêu cực đến khai thác, tiêu thụ thủy sản trong nước, ảnh hưởng đến đời sống ngư dân…
Nhìn nhận vấn đề từ khía cạnh khác, nếu là nhập khẩu nguyên liệu để chế biến xuất khẩu những mặt hàng thủy sản mà trong nước chưa nuôi, chưa đánh bắt được, hoặc có nhưng rất ít, không đủ chế biến thì “đề nghị của Chính phủ là hợp lý”. Hơn nữa, việc nhập khẩu nguyên liệu đó sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trong nước, tạo điều kiện đáp ứng những đơn hàng lớn, tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo thêm công ăn việc làm.
Tổng hợp các ý kiến thảo luận, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên chấp nhận đề nghị của Chính phủ. Như vậy, nghị quyết của UBTVQH về vấn đề này sẽ được sửa đổi theo hướng áp dụng khung thuế suất từ 0-26% và 0-27% với mặt hàng cá nhập khẩu.
Trạng thái xuất siêu trong tháng 7 đã không thể kéo dài thêm. Trong nửa đầu tháng 8, cán cân thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam lại ghi nhận mức thâm hụt xấp xỉ 256 triệu USD, theo số liệu của Tổng cục Hải Quan.
Ghi lại ý kiến của ông Yoshida Sakae, Giám đốc điều hành Văn phòng TPHCM của Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (Jetro), về cách thức làm ăn với người Nhật và thâm nhập thị trường Nhật tại hội thảo “Hội nhập kinh tế thế giới”, do Công ty Điện tử Minh Trân tổ chức tuần qua.
Hiện số lượng các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Hồi giáo còn quá ít, do các doanh nghiệp chưa có nhiều thông tin cũng như chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển các sản phẩm đáp ứng yêu cầu.
Trung Quốc vẫn là một thị trường trọng điểm hàng đầu và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Với một thị trường tiềm năng lớn như vậy, DN VN sẽ có nhiều cơ hội để phát triển những mặt hàng chủ lực. Song, thị trường này vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sau thảm hoạ động đất và sóng thần tháng 3-2011, nhu cầu tiêu dùng của Nhật Bản bị sụt giảm trong ngắn hạn, nhưng dự báo sẽ tăng mạnh đối với một số hàng hoá trong thời gian khoảng một năm sau đó.
Theo Khoản 8 Điều 117 Thông tư số 79/2009/TT-BTC (20/4/2009) của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XK; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XK, thuế NK và quản lý thuế đối với hàng hoá XNK, đối với trường hợp NK nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng hoá XK đã XK ra nước ngoài
Các nhà sản xuất hay nhà thương mại khôn ngoan đang quan tâm đến thị trường Mỹ rộng lớn thường sử dụng một công ty tư vấn nghiên cứu tốt để khảo sát tiềm năng.
Lựa chọn một thị trường khá xa xôi là Trung Đông để đầu tư, nhìn lại sau một thời gian khá dài, Tổng giám đốc Tập đoàn T&T Đỗ Quang Hiển thừa nhận, đây là thị trường giàu tiềm năng, phát triển rất tốt, nhưng không kém khắc nghiệt.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Bộ Công thương chính thức đưa ra cảnh báo đối với các DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam về 7 DN lừa đảo tại Benin (Ma-rốc), gồm Ste.
Ngày 29.9.2009, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 188/2009TT-BTC về Ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất để áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với hàng nhập khẩu (không phân biệt xuất xứ hàng hoá).
Khi kinh doanh tại các thành phố lớn ngày càng cạnh tranh gay gắt cùng nhu cầu tiêu dùng giảm, các đại gia điện máy đã mở cuộc "tiến quân" về tỉnh lẻ để “chiều” người dân ở quê.
Nhóm hàng điện tử viễn thông vẫn dẫn đầu nhóm ngành hàng xuất khẩu có “hàm lượng” FDI cao nhất và giá trị xuất khẩu thuộc hàng cao nhất. Tuy nhiên, hàm lượng FDI trong top 10 đã có sự sụt giảm đáng kể.
Tiểu thương tại đây hàng năm đều cam kết về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, không bán hàng lậu và hàng nhái. Tuy nhiên, phần lớn đều cho rằng điều này rất khó khả thi.
Cục thống kê Tp.HCM vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2014 của thành phố đã tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 5,47% so với cùng tháng năm trước. Như vậy, tính từ đầu năm, CPI đã tăng 1,22%, cao hơn gấp đôi mức tăng của năm 2013 (0,66%).
Hiện nay, cuộc xâm lấn của hàng giả đã khiến người ta phải nhìn nhận lại tiêu chí của sự xa xỉ và khiến nhà chức trách các nước trên thế giới đau đầu tìm cách dẹp bỏ.
Thành tích xuất khẩu của Việt Nam lẽ ra sẽ còn cao và hiệu quả hơn nữa nếu quản lý nhà nước khắc phục được những hạn chế về cơ sở hạ tầng, tệ tham nhũng, tính khó tiên liệu của chính sách, và tạo giá trị gia tăng cho hàng hoá.
Bằng nhiều cách, hàng hóa Thái Lan đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và trong tương lai không xa có thể là một thách thức lớn cho hàng Việt.
Giá cá trên thị trường toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại do Trung Quốc có nhu cầu ngày càng lớn đối với những loại hải sản cao cấp như cá ngừ và hàu, trong khi sản lượng đánh bắt có chiều hướng giảm sút.
Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá bán lẻ ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực hấp dẫn nhất. Dù không như đồn đoán ban đầu các tập đoàn lớn sẽ tràn vào nuốt chửng thị trường Việt Nam, nhưng chỉ nhìn vào tốc độ mở rộng của Big C, Metro, Lotte... vừa qua cho thấy sức ép cạnh tranh đang nóng lên từng ngày.
Lại tương tự giá thuốc, giá thực phẩm chức năng cũng đang “nhảy múa thoải mái” khi giá mua vào với giá bán ra chênh nhau tới cả chục lần! Thị trường thực phẩm chức năng đang phát triển mạnh mẽ. Nhưng các quy định về quản lý thực phẩm chức năng đang tỏ ra quá lạc hậu. Phần quản lý giá của mặt hàng này đang bị thả nổi hoàn toàn.
Tháng 4, nhập khẩu đạt con số 6,95 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tháng qua lên hơn 24,8 tỷ USD. Với kim ngạch xuất khẩu 4 tháng là 20,1 tỷ USD, như vậy, nhập siêu những tháng đầu năm đã lên khoảng 4,7 tỷ USD, tương đương với hơn 23% kim ngạch xuất khẩu. Với cách làm như hiện nay, các chuyên gia cho rằng, mục tiêu kiềm chế nhập siêu dưới 20% trong năm nay là rất khó.
Mark Zimmeran – cựu cố vấn Chủ tịch Phòng thương mại của Mỹ ở Nhật Bản đã viết trong cuốn sách nổi tiếng “Làm ăn với người Nhật như thế nào” của ông: “việc nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc tâm lý người Nhật và cấu trúc xã hội của nước Nhật là cực kỳ cần thiết cho việc làm ăn có hiệu quả với người Nhật”.
Kim ngạch xuất khẩu quý I/2010 ước đạt 14 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ 2009. Kim ngạch nhập khẩu 3 tháng ước đạt 17,525 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu cần nhập khẩu tăng 35,3%; nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu dự báo tăng khoảng 60,2% và nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu cũng tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự phục hồi của kinh tế trong nước sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng, đặc biệt việc thực hiện giải ngân vốn FDI được dự báo tăng cao sẽ khiến nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động đầu tư, xây dựng và sản xuất cũng sẽ tiếp tục gia tăng mạnh. Dự báo kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 74,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2009.
Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) về nguyên tắc có hiệu lực từ 01/01/2010, có lộ trình cắt giảm tới gần 7.000 dòng thuế. Indonesia đã yêu cầu đàm phán lại với TQ về việc hoãn thực thi ACFTA. Việt Nam hầu như vẫn chưa có một bộ hàng rào kỹ thuật đầy đủ cho các ngành sản xuất trong nước. Mối lo nhập siêu gia tăng từ TQ và mối lo nhiều Doanh nghiệp VN mất thị trường nội địa là có cơ sở....
Theo Tổng cục Thống kê, nhập siêu năm 2009 ước tính lên tới 12,246 tỷ USD, con số này thấp hơn nhiều mức nhập siêu thực hiện lên tới 18,029 tỷ USD của năm 2008, nhưng tăng gần 250 triệu USD so với mục tiêu đề ra.
Để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế trong quá trình tham gia chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu với những tiêu chuẩn ngày càng ngặt nghèo mà thị trường đặt ra, thì Việt Nam còn nhiều việc phải làm...
Xuất khẩu khoảng 25% tổng sản lượng gạo hàng năm, nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tụt dốc quá xa so với của Thái Lan trong thời gian qua, và những người nông dân vẫn không được hưởng lợi tương ứng với công sức của mình bỏ ra,....