Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ban hành danh mục hàng hoá áp dụng hạn ngạch thuế quan

Ngày 29.9.2009, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 188/2009TT-BTC về Ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất để áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với hàng nhập khẩu (không phân biệt xuất xứ hàng hoá).Thông tư này bãi bỏ các Quyết định số 77/2006/QĐ-BTC ngày 29.12.2006, Quyết định số 46/2007/QĐ-BTC ngày 6.6.2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu để áp dụng hạn ngạch thuế quan.

Theo danh mục hàng hoá để áp dụng hạn ngạch thuế quan ban hành kèm theo Thông tư, đối với mã hàng 04.07: trứng chim và trứng gia cầm nguyên vỏ, tươi, đã bảo quản, hoặc đã làm chín được hưởng thuế suất ngoài hạn ngạch 80% từ năm 2009 đến 2012 trở đi.

Đối với mã hàng 17.01: đường mía hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hoá học, ở thể rắn áp dụng thuế suất ngoài hạn ngạch từ 80% đến 100% tuỳ chủng loại. Mã 24.01 đối với mặt hàng thuốc lá lá chưa chế biến; phế liệu lá thuốc lá giảm dần từ 2% đến 4% trên năm, tuỳ theo từng loại…

Thông tư này quy định, lượng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm theo qui định của Bộ Công Thương. Hàng hoá nhập khẩu ngoài số lượng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu qui định tại Thông tư này.

Hàng hoá nhập khẩu trong số lượng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu qui định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành hoặc áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt mà Việt Nam có cam kết (nếu thoả mãn các điều kiện để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt này).

Thông tư này có hiệu lực và áp dụng đối với các tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan sau 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày ký (từ giữa tháng 11.2009).

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có qui định về thuế nhập khẩu khác với qui định của Thông tư này thì áp dụng qui định của điều ước quốc tế đó.

(Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Công bố hạn ngạch xuất khẩu mật ong tự nhiên sang Nhật Bản
  • Thực hiện thu thuế hàng hoá xuất nhập khẩu giữa 3 bên
  • Để cạnh tranh tốt ở thị trường Cămpuchia: Nên kết hợp 3 phương thức
  • Nắm bắt xu hướng để xuất khẩu vào Nhật Bản
  • Tình hình thị trường gạo Xênêgan
  • Tìm hiểu thủ tục xuất khẩu vào thị trường Cameroun
  • Những điều cần chú ý trong giao dịch làm ăn với doanh nghiệp Đài Loan
  • Giảm thuế suất thuế nhập khẩu các loại đồ dùng trong văn phòng hoặc trường học
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo