Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liên bang Nga: Thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam

Liên bang Nga đã trở thành đối tác chiến lược và là thị trường truyền thống của Việt Nam. Những mặt hàng mà Nga xuất khẩu sang Việt Nam đều là những mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu sản xuất của Việt Nam như sản phẩm dầu mỏ, sắt thép, phân bón, giấy...

Việt Nam xuất khẩu sang Nga chủ yếu là sản phẩm nhiệt đới mà Nga không có. Chính vì vậy, trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Nga và Việt Nam không chứa đựng nội hàm cạnh tranh mà còn bổ sung cho nhau.

Năm 2008, kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Liên bang Nga đạt 1,641 tỷ USD (đây đã là con số kỷ lục từ trước đến nay), trong khi đó, kim ngạch trao đổi hàng hóa của Thái Lan với Nga tăng chóng mặt và đạt 2,719 tỷ USD, của Malaysia với Liên bang Nga đạt 2,441 tỷ USD, của Singapore với Liên bang Nga đạt 1,645 tỷ USD, và của Indonesia với Liên bang Nga cũng đã đạt tới 1,406 tỷ USD.

Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng mạnh kim ngạch trao đổi hàng hóa là do các nước này đã làm rất tốt, rất tích cực và bài bản công tác xúc tiến thương mại tại thị trường Nga và trên thực tế, danh mục hàng hóa của họ xuất sang Nga cũng na ná giống của Việt Nam.

Có thể khẳng định, Liên bang Nga là thị trường mở và rất tiềm năng không chỉ đối với Việt Nam, nhưng để duy trì và phát triển thị phần thì phải đương đầu với cạnh tranh, đôi khi rất khốc liệt.

Đây là điều mà các cơ quan chức năng và bản thân các doanh nghiệp Việt Nam phải suy nghĩ và tìm cho mình cách ứng xử khôn khéo nhất.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga trong 5 năm qua có mức tăng trưởng nhưng chưa ổn định và chưa phản ánh đúng tiềm năng. Thị trường Nga đang rất cần những mặt hàng như cao su, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, gạo, thủy hải sản, rau quả tươi và chế biến, hàng may mặc, giày dép, hàng công nghệ phẩm, thiết bị điện gia dụng.

Hoạt động xúc tiến thương mại cần tập trung và hướng vào những loại hàng hóa này với qui mô và mức độ khác nhau. Ngoài ra, ta cũng có nhiều cơ hội để đưa vào thị trường này mặt hàng đồ gốm, thiết bị vệ sinh, đồ nhựa gia dụng, thuốc đông nam dược... mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao.

Tại cuộc gặp cấp cao tại Matxcơva tháng 10 năm 2008, Nguyên thủ quốc gia hai nước đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước lên 3 tỷ USD vào năm 2010 và 10 tỷ USD vào năm 2020.

“Triển lãm hàng xuất Việt Nam tại Matxcova 2009” là một trong các chương trình xúc tiến thương mại phục vụ cho mục tiêu trên. Triển lãm sẽ được tổ chức tại Trung tâm triển lãm Expo Centre, Matxcova từ ngày 15 - 18/9/2009. Chương trình này đang triển khai vận động khách hàng tham gia và cố gắng dừng ở con số 50 doanh nghiệp đại diện cho khoảng 10 ngành hàng như nông sản (chè, cà phê, cao su, tiêu, điều, gạo), thủy sản, may mặc, giày dép, rau quả chế biến, gốm sứ, đồ nhựa...

Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tiến hành nhiều cuộc họp để quán triệt vai trò quan trọng của cuộc triển lãm này đến từng cơ quan chức năng của Bộ, một số tập đoàn, hiệp hội ngành hàng và tới đây là tới từng doanh nghiệp.

Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga cũng đã triển khai công tác tổ chức, tiếp cận ngay với các đối tác của Nga như Phòng Thương mại và Công nghiệp Nga, Phòng Thương mại và Công nghiệp thành phố Matxcova, Bộ Công nghiệp và Thương mại, Bộ Phát triển kinh tế, Bộ Nông nghiệp, Hải quan Liên bang Nga, Chính phủ Matxcova... đề nghị hỗ trợ và tạo điều kiện triển khai công việc trước, trong và sau hội chợ.

Hy vọng người tiêu dùng Nga sẽ có cái nhìn mới, nhận định mới về sản phẩm “Made in Việt Nam” đúng với giá trị đích thực và các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ có dịp hiểu và đánh giá về thị trường rất không dễ tính như đã từng ngộ nhận trước đó.

Tham khảo tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nga tháng 1/2009

Mặt hàng

ĐVT

Lượng

Trị giá (USD)

Tổng kim ngạch xuất khẩu

USD

 

36.054.824

Hàng rau quả

USD

 

3.116.912

Hạt điều

Tấn

95

363.649

Cà phê

-

2.955

4.623.877

Chè

-

761

928.065

Hạt tiêu

-

229

467.285

Gạo

-

23.325

9.900.062

Sắn và các sản phẩm từ sắn

-

195

42.071

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

UUSD

 

156.410

Sản phẩm từ chất dẻo

-

 

247.940

Cao su

Tấn

173

218.786

Túi xách, ví, vali, mũ và ôdù

USD

 

760.281

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

-

 

297.821

Gỗ và sản phẩm gỗ

-

 

451.183

Hàng dệt may

-

 

7.961.458

Giày dép các loại

-

 

3.905.702

Sản phẩm gốm, sứ

-

 

145.573

(Theo Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Những điều doanh nghiệp cần biết khi tiếp cận thị trường Mexico
  • Lạng Sơn: Không thu phí cấp C/O, giản tiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá
  • Doanh nghiệp cần biết: Những quy định về xuất xứ hàng hoá vào Hoa Kỳ
  • Doanh nghiệp cần biết: Thuế đối với hàng xuất nhập khẩu ở Cămpuchia
  • Triển vọng thị trường Tây Ban Nha
  • Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu Á
  • Tìm hiểu thị trường Trung Đông và châu Phi: Muốn thành công, doanh nghiệp phải kiên trì
  • Việt Nam cần tranh thủ GSP từ Mỹ để tăng kim ngạch xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo