Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nga rộng cửa cho hàng Việt

Trong tình cảnh khó khăn về đầu ra vì khủng hoảng, các doanh nghiệp (DN) dệt may, da giày và chế biến gỗ đang tìm cách đột phá vào những thị trường tiềm năng, mới, trong đó, thị trường Nga mở ra nhiều hứa hẹn.

Hàng may mặc, da giày Việt Nam được thị trường Nga ưa chuộng.
 Ảnh: Đại Dương

Dành nửa số hàng qua Nga

Ngay từ đầu 2009, Tổng Cty Dệt may Gia Định (Giditex) giao kết cung cấp lượng lớn sản phẩm theo hình thức mua đứt bán đoạn, cho nhà nhập khẩu đến từ Nga nhân dịp đoàn DN nước này đến TP Hồ Chí Minh tìm đối tác và cơ hội làm ăn.
 

Dự kiến, trong sáu tháng đầu năm 2009, nhà nhập khẩu này sẽ đặt Giditex một triệu sản phẩm áo thun với tổng giá trị năm triệu USD.


Ngoài Giditex, các DN đến từ Nga cũng hợp tác với Cty Khang Thông, Cty Dệt may Sài Gòn 3 trong việc nhập khẩu các mặt hàng dệt may chất lượng cao của Việt Nam với số lượng lớn; các mặt hàng nông sản như gạo, trà, cà phê, mật ong, thủy sản…


Nhiều DN khác cũng nhìn thấy tiềm năng ở thị trường Nga. Cty CP May Hòa Bình dành 45 phần trăm lượng hàng xuất khẩu để vào thị trường Nga và công ty đang tiếp tục có những đơn hàng mới vào thị trường này.


Ông Diệp Thành Kiệt- Chủ tịch Hiệp hội Da giày TP Hồ Chí Minh cho biết, các DN có kế hoạch đưa áo choàng dành cho người Hồi giáo vào miền Nam nước Nga.


Từ nhiều năm nay, ông Kiệt thành công trong việc cung cấp sản phẩm áo choàng cho khu vực Trung Đông và hiện ông nhắm tới cộng đồng người Hồi giáo tại Nga.

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ & Chế biến Gỗ TP Hồ Chí Minh (Hawa), khuyên các DN chế biến gỗ trong nước nên khai phá thị trường này trong khi thị trường Mỹ, EU đang chựng lại. 


Theo ông Phạm Xuân Hồng- Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), Nga là thị trường không quá khó tính cả về kiểu dáng, mẫu mã lẫn chất lượng nên rất phù hợp với trình độ công nghệ và điều kiện sản xuất của phần lớn các DN Việt Nam hiện nay.
 

Thuế suất - rào cản lớn

Theo các hiệp hội ngành nghề dệt may, da giày và đồ gỗ, Nga là một thị trường lớn. Nếu được Nhà nước hỗ trợ xúc tiến thương mại thì việc khai thác thị trường này sẽ được đẩy mạnh hơn.

Mới đây Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương) kiến nghị Chính phủ dành 50 tỷ đồng cho các hiệp hội dệt may, da giày tổ chức ngay trong sáu tháng đầu năm 2009 các chương trình xúc tiến xuất khẩu vào thị trường châu Phi, Nhật Bản, Đông Âu và Nam Mỹ.

Đồng thời kiến nghị hỗ trợ 50 phần trăm lãi suất vay vốn lưu động đối với các DN thực hiện hợp đồng xuất khẩu.


Ông Diệp Thành Kiệt nhìn nhận nguyên nhân chính khiến một số DN da giày thua lỗ phải đóng cửa thời gian qua là các đơn vị này hoạt động đơn độc. Liên kết với DN các nước là cần thiết để lo đầu ra cho sản phẩm, vượt qua rào cản thị trường.


Trước đây, thanh toán quốc tế của Nga gặp nhiều trở ngại khiến giao thương giữa hai nước bị hạn chế. Vài năm gần đây tình hình đang được cải thiện khi Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga đi vào hoạt động.


Một trong những cản ngại với DN làm ăn với Nga là thuế suất cao. Theo ông Hạnh, giá đồ gỗ tại Nga rất tốt so với các thị trường khác nhưng xuất khẩu qua nước này phải chịu thuế cao.


Đồ gỗ thành phẩm phải chịu thuế nhập khẩu 1.300 euro/tấn và thêm 18 phần trăm thuế giá trị gia tăng. Trong khi đó, gỗ bán thành phẩm vào Nga được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.

Ông Hạnh cho rằng, các DN gỗ Việt Nam có thể liên doanh, liên kết với các DN ở Nga để đưa hàng bán thành phẩm vào Nga và làm tăng giá trị tại thị trường này.


Đây là xu hướng kinh doanh được nước này khuyến khích. TGĐ Cty Technique and Technology of Goods, ông Mylnikov Anatoly cho biết, sẵn lòng liên doanh, liên kết với các DN Việt Nam để đưa gỗ bán thành phẩm vào Nga và hoàn chỉnh trước khi tung ra thị trường.

Ông Mylnikov Anatoly cũng cam kết sẽ hỗ trợ các DN Việt Nam có nhu cầu mở văn phòng đại diện, xây dựng hệ thống phân phối hay tham gia triển lãm giới thiệu hàng hóa tại Nga.

( Theo TPO)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Nga sẽ thanh tra cơ sở chế biến thủy sản Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Mỹ năm 2009: Các DN sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách
  • Giãn hạn nộp thuế nhập khẩu cho nhiều loại mặt hàng
  • Hiệp hội Thuỷ sản đề nghị hỗ trợ trực tiếp cho DN thực hiện xúc tiến xuất khẩu
  • Doanh nghiệp chuyển hướng xuất khẩu tại các thị trường mới
  • Hỗ trợ 90 tỷ đồng cho chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2009
  • Nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản
  • Những biện pháp hiệu quả nhất để tiếp cận thị trường Nhật Bản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo