Israel là nước có số dân là: 7,1 triệu người, GDP bình quân đầu người: 28.900 USD/người; Tăng trưởng GDP: 4,2%; Cơ cấu kinh tế; nông nghiệp 2,7%, công nghiệp 31,7%, dịch vụ 65,6%; Kim ngạch xuất khẩu: 54,2 tỉ USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chính: kim cương chế tác, máy móc và thiết bị công nghệ cao, phần mềm, rau hoa quả, hoá chất. Các nước xuất khẩu chính: Bỉ, Mỹ, Hồng Kông…; Kim ngạch nhập khẩu: 62,5 tỉ USD. Các mặt hàng nhập khẩu chính: nguyên nhiên vật liệu, hàng đầu tư, thiết bị quân sự, kim cương thô, ngũ cốc, hàng tiêu dùng. Các nước nhập khẩu chính: Đức, Thuỵ Sĩ, Mỹ, Bỉ, Đức, Trung Quốc…
Hai nước đã ký kết: Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế, nông nghiệp, thương mại, khoa học kỹ thuật (1996), Hợp tác Hải quan, Du lịch, nông nghiệp, Hiệp định hợp tác văn hoá, Hiệp định hợp tác vận tải hàng không.
Quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước phát triển tốt đẹp trong những năm qua. Phía Israel đã tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp sang khảo sát thị trường và tham dự hội chợ triển lãm tại Việt Nam. Về phía nước bạn cũng tổ chức nhiều hội thảo doanh nghiệp để giới thiệu về tiềm năng thị trường của nhau cũng như giới thiệu các cơ hội hợp tác kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi khả năng làm ăn với nhau. Về phía ta, nhiều doanh nghiệp đã sang tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh với các đối tác Israel. Bộ Công Thương đã tổ chức đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường và tổ chức hội thảo tại Israel năm 2005 nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại song phương.
Mặc dù bị hạn chế bởi tình hình Trung Đông nhưng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Israel là thị trường mới đang nổi lên mặc dù tình hình khu vực này vẫn chưa ổn định. Nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi thương mại của các doanh nghiệp hai nước, tháng 8/2004 Việt Nam và Israel đã ký Hiệp định Hợp tác kinh tế và thương mại. Đây là dấu mốc quan trọng, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế thương mại song phương lên một bước phát triển mới.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam –Israel giai đoạn 2002-2008
Đvt: tr USD
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Xuất khẩu
19,5
22,6
31,6
31,5
40,8
58,0
82,1
Nhập khẩu
17,0
21,6
34,4
36,0
37,2
83,8
80,8
Tổng KN XNK
36,5
44,2
66,0
67,5
78,0
141,8
162,9
Kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều cả năm 2008 đạt khoảng 162,9 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Israel đạt 82,1 triệu USD và nhập khẩu đạt 80,8 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta sang Israel gồm: giày dép, cà phê, gạo, hải sản, sản phẩm gỗ các loại, dệt may, hạt điều, chè, thủ công mỹ nghệ, hạt tiêu, linh kiện điện tử, quế… Ngược lại, Việt Nam hập khẩu chủ yếu từ Israel gồm máy móc thiết bị, phân bón, sản phẩm linh kiện điện tử, chất dẻo nguyên liệu, nguyên liệu thức ăn gia súc, thuốc sâu, hoá chất, dược phẩm…
Ngoài lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, viễn thông, khoa học kỹ thuật, phía Israel còn bày tỏ mong muốn hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực khác như vận tải và tài chính.
Trạng thái xuất siêu trong tháng 7 đã không thể kéo dài thêm. Trong nửa đầu tháng 8, cán cân thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam lại ghi nhận mức thâm hụt xấp xỉ 256 triệu USD, theo số liệu của Tổng cục Hải Quan.
Ghi lại ý kiến của ông Yoshida Sakae, Giám đốc điều hành Văn phòng TPHCM của Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (Jetro), về cách thức làm ăn với người Nhật và thâm nhập thị trường Nhật tại hội thảo “Hội nhập kinh tế thế giới”, do Công ty Điện tử Minh Trân tổ chức tuần qua.
Hiện số lượng các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Hồi giáo còn quá ít, do các doanh nghiệp chưa có nhiều thông tin cũng như chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển các sản phẩm đáp ứng yêu cầu.
Trung Quốc vẫn là một thị trường trọng điểm hàng đầu và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Với một thị trường tiềm năng lớn như vậy, DN VN sẽ có nhiều cơ hội để phát triển những mặt hàng chủ lực. Song, thị trường này vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sau thảm hoạ động đất và sóng thần tháng 3-2011, nhu cầu tiêu dùng của Nhật Bản bị sụt giảm trong ngắn hạn, nhưng dự báo sẽ tăng mạnh đối với một số hàng hoá trong thời gian khoảng một năm sau đó.
Mặc dù kinh tế thế giới có những biến động không thuận, song thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Phần Lan vẫn tiếp tục gia tăng.
Trong tình cảnh khó khăn về đầu ra vì khủng hoảng, các doanh nghiệp (DN) dệt may, da giày và chế biến gỗ đang tìm cách đột phá vào những thị trường tiềm năng, mới, trong đó, thị trường Nga mở ra nhiều hứa hẹn.
Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản & Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, từ ngày 21 đến 28/2/2009, đoàn của Cơ quan Kiểm dịch Động thực vật Liên bang Nga (VPSS) sẽ sang Việt Nam để thanh tra một số cơ sở chế biến thủy sản.
Hoa Kỳ luôn được đánh giá là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm tới 21,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2008. Mặc dù vậy, nhiều ý kiến vẫn lo ngại rằng, trong năm 2009 nguy cơ phải đối mặt với các biện pháp bảo hộ thương mại khiến hàng hoá của Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều khi xuất khẩu vào thị trường vốn được coi là đầy tiềm năng này.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam vừa có Văn bản số 09/2009/VASEP gửi Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đề xuất biện pháp và cơ chế hỗ trợ cụ thể đối với các doanh nghiệp xuất khẩu năm 2009.
Theo nhận định của Hiệp hội Dệt may thêu đan Việt Nam: Mặc dù suy giảm kinh tế khiến kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng dệt may sang EU, Mỹ sụt giảm nhưng đây cũng là cơ hội để các DN " nhìn thấy" những thị trường mới nhiều tiềm năng. Công ty Thái Tuấn là một trong những DN tiên phong đưa sản phẩm vải gấm thâm nhập vào thị trường Trung Đông. Tuy chưa phát triển mạnh nhưng kim ngạch XK ngày càng tăng và quan trọng hơn là công ty đã tìm được nhiều cơ hội ở thị trường này.
Ông Đỗ Thắng Hải - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2009 vừa được Bộ Tài chính thông báo mức kinh phí Nhà nước sẽ hỗ trợ là 90 tỷ đồng.