Hội Đồng Hợp Tác các Quốc Gia Vùng Vịnh gọi tắt là GCC bao gồm 6 quốc gia thành viên : ARAB SE UT , UAE ( 07 tiểu vương ARAB thống nhất) ., Oman , Qatar , Bahrain, Kuwait . Uỷ Ban Hợp Tác Vùng Vịnh đứng đầu là một Tổng Thư Ký Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh được thành lập để điều hành những hoạt động chung của khối GCC .Uỷ Ban hợp tác Vùng Vịnh có thể thay mặt các quốc gia thành viên GCC gặp gỡ , thảo luận với tất cả các nước , các tổ chức quốc tế về các lĩch vực kinh tế , tài chính , thương mại và các vấn đề khác có cùng mục đích tương tự trong khuôn khổ thoả thuận tự do hoá thương mại nội khối GCC và được sự tôn trọng của toàn thể các thành viên GCC .
Đánh giá tình hình khả thi của thoả thuận FTA Việt Nam – GCC trong tương lai, theo thương tán thương mại Việt Nam tại Cô-Oét cho biết, thoả thuận này có những thuận lợi và khăn đối với Việt Nam.
Thuận lợi
- Quan điểm của GCC :
Uỷ ban hợp tác Vùng Vịnh đứng đầu là ngài Tổng Thư ký sẵn sang gặp gỡ thảo luận với các nước , các tổ chức trên thế giới về mọi lĩnh vực do phía phía bên kia đưa ra phù hợp với mục tiêu của thoả thuận thương mại tự do nội khối GCC . Điều này hoàn toàn thuận lợi cho Việt Nam đưa ra đề nghị đàm phán FTA với GCC về các nội dung tự do hoá thương mại , thuận lợi hoá thương mại , đầu tư công nghiệp và tài chính… và sẽ là lợi thế cho Việt nam phát triển các giao dịch thanh toán quốc tế , chứng khoán , hợp tác tài chính, XNK hàng hoá , dịch vụ , khai thác các nguồn vốn dư thừa của GCC phục vụ phát triển kinh tế đất nước, phù hợp với mục tiêu thương mại tự do của GCC .
- Tiềm năng và thế mạnh của Trung Đông -GCC :
+ GCC là một thị trường thương mại tự do mức độ cao , vì vậy khi Việt Nam ký được Thoả thuận hợp tác FTA với GCC sẽ là tiền đề thuận lợi thâm nhập sâu vào các thị trường thành viên trong nôi khối GCC bằng các hiệp định song phương trên các lĩnh vực ngoài thương mại hang hoá ,dịch vụ như đầu tư công nghiệp , đâu tư tài chính , hợp tác lao động , du lịch , hàng không , văn hoá, giáo dục đào tạo …
+ GCC, trên thực tế các năm qua đã là một thị trường trung chuyển lớn của thế giới với dung lượng thị trường lớn quá cảnh vào Trung Đông , Châu Phi , các nứơc Tây Á , Nam Á. Đồng thời là cửa ngõ quan trọng trung chuyển hàng hoá vào Châu Phi . Với vị trí địa kinh tế thuận lợi , mức độ tự do hoá thương mại cao sẽ là cơ hội thuận lợi cho Việt nam tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu vào GCC , Trung Đông , Châu Phi ngang tầm với các khu vực thị trường khác trong thời gian ngắn .
+ Trung Đông gồm 16 nước với số dân 250 triệu người trong đó GCC có 6 nước chiếm đa số người Arab chung ngôn ngữ ARABIC, tôn giáo đạo hồi thuần nhất .
+ Kim ngạch XNK của Trung Đông với thế giới hàng năm đạt : 1.100 tỷ USD trong đó Trung Đông xuất khẩu khoảng 700 tỷ USD và nhập khẩu khoảng 400 tỷ USD .
+ Khu vực Trung đông có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới ,trong đó GCC chiếm tỷ trọng quan trọng , mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Trung Đông – GCC là dầu thô , các sản phẩm hoá dầu , khí Gaz .Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nhóm hàng lương thực thực phẩm , máy móc thiết bị .
Bên cạnh các hoạt động tự do trao đổi thương mại hang hoá , nhờ có nguồn thu ngoại tệ từ dầu lửa , GCC là thị trường tài chính dồi dào, theo thống kê năm 2008 , thặng dư tài chính của GCC khoảng 85 tỷ USD ,đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài , đặc biệt đang hướng tới khu vực Đông Nam Á .
Với thế mạnh về nguồn dầu khí , và công nghệ dầu khí ,GCC đang là khu vực ưu tiên trong chiến lược hợp tác dầu khí , tài chính của nhiều quốc gia và các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới .
GCC đã Ký thỏa thuận FTA với Syria và Lebanon ., Hiện GCC đang tiếp tục đàm phán FTA và Trade agreement với Hiệp Hội Thương mại Châu âu , Hiệp Hội Các quốc gia Hồi Giáo , Liên Minh Châu Âu , Singapore ,Hàn Quốc , Nhật Bản , Australia , Newzealand, ẤN Độ , Pakistan , và Thổ Nhĩ kỳ . Qua đó Việt Nam có cơ hội mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế tại khu vực này .
+ Kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông ,Châu phi Tây á , Nam á hai năm gần đây theo số liệu của Hải Quan Việt nam như sau :
Năm 2007 : đạt 3,9 tỷ USD ,trong đó Vịệt nam xuất khẩu khoảng 1,7 tỷ USD và nhập khẩu khoảng 2,2 tỷ USD . Năm 2007 Việt nam xuất khẩu vào GCC đạt khoảng : 454,6 triệu USD chiếm gần 27 % kim ngạch xuất khẩu vào toàn khu vực.
Năm 2008 : đạt khoảng 5,95 tỷ USD , trong đó Việt Nam xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD , nhập khẩu khoảng 2,95 Tỷ USD (Lần đầu tiên tiến tới xuất siêu vào khu vực này) .Năm 2008 Việt Nam xuất khẩu vào GCC đạt khoảng 850 triệu USD chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu vào toàn khu vưc .
Dự báo khi Việt nam ký được thoả thuận FTA với GCC thì kim ngạch XNK của Việt Nam với toàn khu vực Trung Đông , Châu Phi , Tây Á , Nam Á sẽ tăng lên gấp đôi trong 3 năm tới và kim ngạch hai chiều có thể đạt 15 tỷ USD vào năm 2015 .
- Chế đô chính sách về thuế quan XNK hàng hoá nội khối GCC đã đạt trình độ hợp tác cao , cụ thể mức thuế suất thuế nhập khẩu là 0% áp dụng chung đối với các nước GCC và 16 nước thành viên GAFTA ( 16 nuớc khối ARAB ).
Mức thuế suất thuế nhập khẩu từ 0 - 5% được áp dụng với các nước ngoài GAFTA , trừ một số mặt hàng được bảo hộ bằng thuế như thuốc lá , sản phẩm dầu mỡ công nghiệp có nguồn gốc từ hydrocacbon bị mức thuế suất thuế nhập khẩu 100% . Các biện pháp tự vệ bằng thuế quan , phi quan thuế hầu như GCC rất hạn chế áp dụng ,vì vậy hàng xuất khẩu của Việt nam vào GCC không chịu áp lực của hang rào quan thuế và các rào cản kỹ thuật.
- GCC có nhu cầu nhập khẩu lớn các sản phẩm nông nghiệp , vật liệu xây dưng, thiét bị điện , điện tử , viễn thông , may mặc , hàng tạp hoá tiêu dùng … không đòi hỏi chất lượng cao rất phù hợp với khả năng sản xuất , thế mạnh hàng hoá xuất khẩu của Việt nam.
Khó khăn
- Trở ngại lớn nhất có thể xảy ra là đàm phán thoả thuận về thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam đối với hàng nhâp khẩu từ GCC . Vì theo nguyên tắc bình đẳng trong hợp tác kinh tế quốc tế thì khi ký thoả thuận FTA với GCC , Việt Nam phải hạ thấp thuế suất thuế nhập khâu các mặt hàng tương ứng xuống từ 0-5% . Nếu Việt Nam chưa có đủ điều kiện hạ thấp thuế suất thuế nhập khẩu các các mặt hàng tuơng ứng xuống ngang bằng với GCC thì GCC sẽ áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá của ViệtNam vào GCC ngang bằng với mức thuế nhập khẩu Việt Nam đánh vào hàng hoá tương ứng của GCC .Như vậy thì hàng hoá của Việt nam xuất khẩu vào GCC sẽ phải chịu mức thuế suất thuế nhập khẩu cao hơn khi chưa ký được thoả thuận FTA với GCC .
- Tập quán , lối sống , tôn giáo , thị hiếu của người dân GCC khác biệt khá xa so với nguời dân Việt Nam . Một số nước như ARAB SE UT , Kuwait … cấm nhập thịt lợn , các chất có cồn , tượng phật … Điều này sẽ gây trở ngại không nhỏ cho hợp tác kinh tế thương mại hang hoá , dịch vụ , đòi hỏi hai bên phải có nỗ lực lớn , kiên trì cao trong nghiên cứu khảo sát , tìm tòi thị trường đáp ứng tốt những nhu cầu của nhau để phát triển nhanh .
- Chính sách thương mại , đầu tư của GCC bắt buộc các các đối tác nước ngoài phải có nguời bản địa có đủ tư cách pháp nhân đứng ra bảo lãnh ( làm Sponsor ) bằng một hợp đồng bảo lãnh , trả hoa hồng theo thoả thuận thì mới được hoạt đống sản xuất , kinh doanh trên lãnh thổ GCC dưới cái mũ của Sponsor . Đây cũng là một trở ngại khó vượt qua trong đàm phán FTA .
- Áp lực cạnh tranh rất lớn trên thị trường GCC đối với hàng giá rẻ của Trung Quốc , hàng cùng chủng loại của Ấn Độ , Thái Lan , Băngladesk , Thổ Nhĩ kỳ .
Tóm lại :
- Những thuận lợi là chủ yếu và to lớn , có tính khả thi cao khi Việt Nam ký kết FTA với GCC .
- Những khó khăn trở ngại trên đây ,phía Việt Nam hoàn toàn có thể khắc phục được vì lợi ích đạt được thoả thuận FTA với GCC lớn hơn nhiều trong tương lai không xa.
(TTNN)
(Vinanet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com