Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Đông - thị trường trọng điểm và tiềm năng của Việt Nam

Trung Đông đang được xem là thị trường trọng điểm đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác và làm ăn lâu dài. Là vùng đất giao thoa giữa 3 châu lục Á – Âu- Phi, gồm 15 quốc gia, trong đó bao gồm nhiều nước thuộc khu vực vùng vịnh, sở hữu trữ lượng dầu mỏ hàng đầu thế giới.

Mặc dù kinh tế thế giới uy thoái nhưng Trung Đông vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá tốt, đạt 6,4% năm 2008, nhập khẩu hoàn toàn các mặt hàng lương thực, tiêu dùng, máy móc thiết bị. Giá trị nhập khẩu khu vực này chiếm 514,5 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang đây rất thấp, khoảng 2/1.000. Do vậy, đây là thị trường còn bỏ trống và mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam.

Dù tiềm năng rất lớn nhưng theo Vụ trưởng Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương), trên thực tế hiện nay nhiều nguyên nhân như giao thông cách trở, phong tục, tập quán, ngôn ngữ (tiếng Ả Rập), tôn giáo và sự cạnh tranh khốc liệt đã trở thành rào cản rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam đến thị trường này. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải có những bước đi bài bản, tiếp thị và phân phối sản phẩm theo đúng “gu” của người dân đại phương. Khi làm việc với các đối tác Trung Đông, họ rất trọng lòng tin do vậy các doanh nghiệp không nên sử dụng phương thức trao đổi bằng email, hay điện thoại kiểu làm việc với phương Tây mà mình đã quen dùng. Tốt nhất, phải gặp mặt trực tiếp để bàn bạc chuyện làm ăn, tạo lòng tin cho đối tác trong những lần tiếp xúc.

Trung Đông là xứ sở sa mạc (chiếm 70% diện tích), khí hậu khô nóng nên đời sống cũng như nhu cầu của thị trường này lại khá “gần” với các mặt hàng mà DN Việt Nam đang sản xuất. Từ các loại lương thực thực phẩm như gạo, chè, cà phê; gia vị bảo quản thức ăn, đến các mặt hàng vải vóc, lụa tơ tằm phục vụ cho việc ăn mặc theo đạo Hồi, các loại mỹ phẩm để chăm sóc sức khoẻ như tinh dầu, quế, đinh hương… các sản phẩm như hòn non bộ, đài phun nước… Tất cả đều là những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam.

Nhưng để người Trung Đông chấp nhận hàng hoá, sản phẩm đến từ Việt Nam trong khi hàng hoá Trung Quốc vừa có chất lượng giá lại rẻ thì mỗi ngành hàng nên xác định đúng cho mình một đối tượng để phục vụ.

Đối với khó khăn về rủi ro trong thanh toán, các doanh nghiệp nên tìm hiểu thông tin cụ thể, chính xác thông qua các thương vụ, tham tán thương mại của Việt Nam tại thị trường mỗi nước. Điều này giúp doanh nghiệp tìm được các đối tác tin cậy, tránh được rủi ro trong thanh toán.

Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Đông 9 tháng đầu năm 2009

Thị trường9 tháng năm 2009 (USD)
A rập Xê út73.600.103
Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất205.867.873
Cô Oét30.436.460
I rắc84.210.508
Iran14.884.099
Ixraen51.770.547

(Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo