Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu cá nóc, tiềm năng mới cho thủy sản VN

Cá nóc đang trở thành mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. (Nguồn: Internet)
Theo Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cá nóc đang thực sự trở thành mặt hàng ưa chuộng trên nhiều thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc.

Chính vì thế, nhu cầu nhập khẩu cá nóc với số lượng lớn ngày càng cao từ các nước, trong đó có Việt Nam, điều này mở ra một tiềm năng mới cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 40 loài cá nóc, với trữ lượng khoảng 37.287 tấn. Cá nóc lâu nay chưa khai thác bằng các ngư cụ chuyên biệt, chúng thường lẫn trong các mẻ lưới (số lượng chiếm từ 2-6%).

Riêng tại vùng biển Kiên Giang, sản lượng cá nóc khai thác đạt được khoảng 6.000-10.000 tấn/năm. Toàn bộ cá nóc khai thác hầu như được ngư dân bỏ ngay trên biển hoặc đem về đất liền làm thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc tiêu thụ lén lút với giá thấp.

Để tránh khả năng mất cân bằng hệ sinh thái biển, giảm lãng phí... và nhận thấy thị trường Hàn Quốc rất ưa chuộng cá nóc, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cho phép hai tỉnh Khánh Hòa và Kiên Giang thí điểm khai thác, chế biến và xuất khẩu cá nóc sang Hàn Quốc.

Tỉnh Kiên Giang đã giao cho hai đơn vị chế biến và xuất khẩu cá nóc, bốn cơ sở thu mua, bảo quản và vận chuyển cá nóc tại cảng cá Khu công nghiệp Tắc Cậu để đảm bảo không tiêu thụ cá nóc ở thị trường nội địa, tránh xảy ra tác hại xấu ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người dân. Hiện, công ty chế biến chỉ được giao nhận, thực hiện hợp đồng xuất khẩu cá nóc với Công ty Korea Poseidon Seafood Co., Ltd (Hàn Quốc).

Ông Cao Hương Thiên, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Mai Sao (Mai Sao Seafood Co., Ltd) - một trong hai đơn vị được chọn thu mua, chế biến cá nóc xuất khẩu tại Kiên Giang cho biết, công ty này vừa đạt được thỏa thuận với Công ty Poseidon Seafood (Hàn Quốc) để giải quyết trên 56 tấn cá nóc đang tồn kho.

Trước đó, các công ty được giao thu mua, chế biến cá nóc và ngư dân Kiên Giang đã rất lo lắng khi Công ty Poseidon Seafood (đối tác được Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ định độc quyền mua cá nóc xuất khẩu tại Kiên Giang) đột ngột ngưng nhập khẩu với lý do cá nóc của Kiên Giang nhỏ và giá cao so với sản phẩm cùng loại của Indonesia, Trung Quốc. Hiện nay phía Hàn Quốc thu mua cá nóc ở Kiên Giang với giá chỉ 1,4 USD/kg, tuy nhiên, giá cá nóc ở Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc từ 3-5 USD/kg.

Các chuyên gia ngành thủy sản đánh giá, mặc dù, việc xuất khẩu cá nóc mới chỉ là bước đầu, hy vọng những lô hàng đầu tiên này sẽ nhận sớm được những phản hồi tốt đẹp từ phía nhà nhập khẩu Hàn Quốc, mở ra một mặt hàng triển vọng mới cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam./.

Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • 10 doanh nghiệp cá tra được xuất khẩu sang Ucraina
  • Cơ hội xuất khẩu vào Ấn Độ
  • Đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ Latinh
  • Cẩn thận hơn với Incoterm 2010
  • Nhiều cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Italy
  • Ý quan tâm nhiều đến mặt hàng gạo, đồ gỗ...
  • Xuất hàng sang Mỹ, coi chừng quy định chống trợ cấp
  • Xuất khẩu nông sản sang Chile: chú ý yêu cầu chất lượng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo