Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức

Tính đến nay, Việt Nam đã có hơn 10 năm thiết lập quan hệ thương mại với Hoa Kỳ. Kể từ sau khi hai nước ký kết Hiệp định Thương mại tự do năm 2001(BTA), Hoa Kỳ trở thành thị trường đem lại nhiều nhất cơ hội xuất khẩu hàng hóa cho Việt Nam, đồng thời đây cũng là thị trường nhiều thách thức nhất đối với các doanh nghiệp Việt (DNV).

Tại Hội thảo “Xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức” ngày 18/3 tại TP.HCM, các chuyên gia đã tổng kết những cơ hội và thách thức khi DNV đầu tư vào Hoa Kỳ trong hơn 10 năm qua. Những tổng kết đánh giá rất chi tiết, cụ thể và hữu ích, giúp DN có được cái nhìn toàn cảnh về bức tranh thị trường thương mại lớn nhất thế giới.

Nhiều cơ hội rộng mở

Theo ông Nguyễn Duy Khiên, từng có nhiều năm giữ chức Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ khẳng định Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năng cho các DNV khai thác. Ông dẫn chứng: Hoa kỳ là thị trường khổng lồ, đa dạng và có nhu cầu lớn đối với nhiều loại hàng hóa bởi đây là quốc gia đa chủng tộc, GDP trên đầu người cao, xếp thứ 10 trên thế giới (đạt 47,400 USD/người năm 2010) và đặc biệt người dân ở Hoa Kỳ có thói quen mua sắm, dịch vụ tài chính phát triển. Năm 2010, Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ đạt khoảng 2.329,6 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2009. Đây thực sự là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới.

Ngoài ra, ông Duy Khiên cùng các chuyên gia kinh tế tham dự hội thảo còn khẳng định hàng hóa Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ hơn các thị trường Nhật Bản và Tây Âu bởi người tiêu dùng Mỹ không quá khó tính như nhiều quốc gia khác. Nhờ vậy, số lượng mỗi đơn hàng thường lớn hơn.

Một đóng góp không nhỏ của thị trường Hoa Kỳ vào khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam còn phải kể đến là cộng đồng người Việt tại đây. Theo kết quả “Nghiên cứu về cộng đồng người Mỹ” do chính phủ Mỹ thực hiện từ năm 2005 được công bố mới đây cho thấy có khoảng 1,5 triệu người Việt đang sống tại Hoa Kỳ, chiếm khoảng 10,5% tổng số người Mỹ gốc châu Á, là cộng đồng lớn thứ tư sau Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines.

1,5 triệu người Việt Nam tại Hoa Kỳ hàng ngày vẫn ăn các món ăn Việt Nam và vẫn cần những thực phẩm như ở Việt Nam vì vậy đây là một thị trường lớn và hấp dẫn cho các mặt hàng thực phẩm của các DNV. Thêm vào đó, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ sẽ là chiếc cầu nối hiệu quả để DNV đưa hàng sang Hoa Kỳ.

Nhờ có những thuận lợi như vậy nên năm 2010, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt gần 18,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt đạt gần 14,8 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kì năm 2009.

Cũng lắm trở ngại, thách thức


Bên cạnh những cơ hội lớn thì thách thức đối với các DNV khi tiếp cận thị trường Việt cũng không phải là nhỏ và ít.

Theo ông Nguyễn Duy Khiên, trở ngại lớn nhất của các DNV khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ chính là gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các mặt hàng Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đã vượt Canada trở thành nước xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ. Năm 2010, Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa kỳ đạt 364,04 tỷ USD giá trị hàng hóa, chiếm xấp xỉ 19,17% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ. Đối với các mặt hàng mà DNV đẩy mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ như dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện tử, đồ chơi…thì Trung Quốc cũng đều chiếm thị phần rất lớn tại Hoa Kỳ.

Cái khó nữa đối với các DNV, theo các chuyên gia đánh giá kinh tế là do DNV là chúng ta là người đến sau, “trâu chậm uống nước đục”. Việt Nam bị cấm vận buôn bán với Hoa Kỳ cho đến năm 1994 và mãi đến tháng 12/2001 khi Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước có hiệu lực thì quan hệ thương mại giữa ta và Hoa Kỳ mới thực sự được bình thường hóa và hàng của các DNV khi đó mới được hưởng thuế nhập khẩu tối huệ quốc (mức thuế bình thường áp dụng với hầu hết các nước khác của Hoa Kỳ).

Các DNV bắt đầu xuất khẩu sang Hoa Kỳ khi mà các đối thủ cạnh tranh đã có chỗ đứng vững chắc tại thị trường này. Do đó, không dễ để thuyết phục được các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đang nhập từ các bạn hàng quen thuộc của họ ở các nước khác chuyển sang nhập khẩu hàng của Việt Nam. Nếu muốn họ mua hàng, buộc hàng của các DN chúng ta phải rẻ hơn hoặc tốt hơn hoặc độc đáo hơn hoặc phải có cái gì đó hấp dẫn hơn là các bạn hàng quen thuộc của họ.

Đấy là chưa kể đến những rào cản trong pháp luật và các kỹ thuật đối với thương mại. Hoa Kỳ được nói là quốc gia có hệ thống luật pháp phức tạp và nhiều rào cản kỹ thuật đối với thương mại. Liên tiếp trong những năm gần đây, các DNVN thường gặp khó khăn về tiêu chuẩn lao động và môi trường khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ; các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ giá; hàng rào kỹ thuật và an toàn thực phẩm …Tuy đã có MFN nhưng không có ưu đãi GSP, ưu đãi đơn phương của Hoa Kỳ cho một số nước, FTA với các nước v.v…

Ngoài ra, xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ, các DNV còn gặp phải khó khăn về chi phí và những đòi hỏi về tiêu chuẩn năng lực của một DN.

Thị trường xa, chi phí vận tải và giao dịch cao dẫn đến các mặt hàng cồng kềnh trị giá thấp rất khó cạnh tranh. Thị trường đầy cạnh tranh và nhiều rảo cản như vậy nhưng năng lực đáp ứng của các DNV lại rất hạn chế. Quy mô các DN của VN nhỏ, phần đông còn dừng ở gia công thuần túy, chưa làm OEM được; các DN Mỹ thường không đặt gia công mà đặt mua hàng hoặc đặt sản xuất theo thiết kế, mẫu mã và tiêu chuẩn kỹ thuật của họ.

Do đó, lời khuyên của các chuyên gia là DN sản xuất nên thiết kế và đóng góp sản phẩm để tiết kiệm thể tích, phải tăng giá trị hàng hóa để chi phí vận tải trên giá trị hàng hóa trở thành nhỏ nhất. DN nên sử dụng Thương mại điện tử trong khi thực hiện kinh doanh với các DN Hoa Kỳ bởi đây sẽ là chìa khóa giúp DN hóa giải được nhiều rào cản thương mại nhất.

(tamnhin)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Tận dụng cơ hội kinh doanh tại Mỹ
  • Xuất khẩu sang Nga ngày càng tăng mạnh
  • Xuất khẩu cá nóc, tiềm năng mới cho thủy sản VN
  • 10 doanh nghiệp cá tra được xuất khẩu sang Ucraina
  • Cơ hội xuất khẩu vào Ấn Độ
  • Đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ Latinh
  • Cẩn thận hơn với Incoterm 2010
  • Nhiều cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Italy
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo