Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường văn phòng phẩm Nhật Bản: (2). Thuế và quy định nhập khẩu văn phòng phẩm vào Nhật Bản

4. Thuế và quy định nhập khẩu văn phòng phẩm vào Nhật Bản:
 
Đối với các mặt hàng sổ ghi chép, tập ghi nhớ… mã HS 4820, thuế nhập khẩu vào Nhật Bản là 0,4% + 5% V.A.T


Đối với các dụng cụ văn phòng, thuế nhập khẩu vào Nhật Bản là 0% + 5% thuế V.A.T.


Theo Luật thuế quan Nhật Bản, các sản phẩm vi phạm bản quyền sẽ không được phép nhập khẩu vào Nhật Bản. Ngoài ra, các sản phẩm có thông tin sai trên nhãn sản phẩm như: xuất xứ nước sản xuất hoặc các sản phẩm lừa dối người mua sẽ bị cấm nhập khẩu.

 

Theo Luật thúc đẩy sử dụng tài nguyên hiệu quả của Nhật Bản, một số bao bì và túi đựng bắt buộc phải dán nhãn mác nhằm tạo điều kiện thuận lợi khi phân loại rác. Chẳng hạn như, khi một sản phẩm văn phòng phẩm được sản xuất hoặc được đóng gói bằng bao bì gì thì phải ghi rõ bên ngoài sản phẩm này được sản xuất bằng nguyên liệu gì.


Ví dụ: Giấy      Nhựa

Năm 2000, Nhật Bản đã ban hành Luật mua bán nguyên liệu xanh nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp Nhật Bản mua bán các nguyên liệu thân thiện với môi trường và tạo động lực duy trì phát triển bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường. Các mặt hàng văn phòng phẩm cũng nằm trong diện điều chỉnh của Luật này. Thông tin chi tiết tại website của Bộ Môi trường Nhật Bản: http://www.env.go.jp/en/laws/policy/green/index.html

 

5. Một số điểm cần lưu ‎ý khi xuất khẩu văn phòng phẩm vào thị trường Nhật Bản:

Mặc dù Việt Nam là một trong hai nước xuất khẩu lớn đồ nội thất bằng gỗ (sau Đài Loan) sang thị trường Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu văn phòng phẩm của ta sang Nhật Bản vẫn còn khiêm tốn do hàng xuất khẩu của ta có mẫu mã kém, không đa dạng, hơn nữa, hàng hóa của ta không thể cạnh tranh với Trung Quốc.

 

Mặt khác, cũng phải kể đến xu hướng người tiêu dùng Nhật Bản muốn sử dụng các sản phẩm có chất lượng cao sản xuất tại Nhật Bản và rất ít các sản phẩm nổi tiếng trên thế giới mới có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Nhật Bản. Gần đây, để giảm chi phí, một số công ty Nhật Bản đã chuyển hướng đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất tại nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Một số mặt hàng văn phòng phẩm do các công ty Nhật Bản sản xuất tại Việt Nam như: bút xóa, tẩy… đã được nhiều người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng và đánh giá cao.

 

Từ những đặc điểm trên, các công ty sản xuất văn phòng phẩm của Việt Nam cần sản xuất các sản phẩm mới, đặc trưng có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, có mẫu mã đẹp. Dưới đây là một số gợi ‎ý một số sản phẩm thu hút sự chú ‎ý của người tiêu dùng Nhật Bản:
Ví dụ: Đây là sản phẩm được bày bán tại các cửa hàng của ITOYA. Đây là chiếc kéo dùng bằng tay có thể cắt giấy nhỏ vụn thành nhiều mảnh. Giá bán 1,800 Yên (khoảng 19 USD).
Đây là album đựng ảnh do hãng KOLO của Mỹ sản xuất và do Công ty ITOYA nhập khẩu và bán tại các chuỗi cửa hàng. Sản phẩm này có kiểu dáng đa dạng, sử dụng chất liệu không làm hỏng ảnh và được người tiêu dùng Nhật Bản rất ưa chuộng.

 

6.         Một số địa chỉ hữu ích cho các doanh nghiệp Việt Nam:
 

a. Các Hiệp hội, tổ chức liên quan đến văn phòng phẩm:

All Japan Stationery Association
Tokyo Bungu Kogyo Kenpo Kaikan 1F, 1-3-14, Asakusabashi, Taito-ku, Tokyo
TEL: 03-5687-0961
FAX: 03-5687-0340
URL: www.zenbunkyo.jp  (Japanese only)

Tokyo Stationery Industrial Association
1-3-14, Asakusabashi, Taito-ku, Tokyo
TEL: 03-3864-4391
FAX: 03-3864-4393
URL: http://www.bungu.or.jp  (Japanese only)


Japan Stationery Retailers’ Association
Tokyo Bungu Kyowa Kaikan 7F, 1-2-10, Yanagibashi, Taito-ku, Tokyo
TEL: 03-5823-1670
FAX: 03-5823-1707
URL: http://www.zenbunren.org/ (Japanese only)

Japan Writing Instruments Manufacturers Association
Enpitsu Kaikan, 2-30-6, Nishi-Nippori, Arakawa-ku, Tokyo
TEL: 03-3891-6161
FAX: 03-3802-9692
URL: www.jwima.org (Japanese only)

File & Binder Association Japan
Tokyo Bungu Kyowa Kaikan 5F, 1-2-10, Yanagibashi, Taito-ku, Tokyo
TEL 033861- 4981
FAX 033861- 5246
URL: http://www.j-fba.jp/ (Japanese only)

Japan Pencil Manufacturers Association
Enpitsu-Kaikan 3F, 2-30-6, Nishi-nippori, Arakawa-ku, Tokyo
TEL: 03-3891-6161
FAX: 03-3802-9692
URL: http://www.pencil.or.jp/ (Japanese only)

International Development Association of the Furniture Industry of Japan
Karukozaka-Tanaka Bldg., 3F, 2-16-1, Kagurazaka, Shinjuku-ku, Tokyo
TEL: +81-3-5261-9401
FAX: +81-3-5261-9404
URL: http://www.idafij.or.jp


b. Một số công ty sản xuất, nhập khẩu và phân phối văn phòng phẩm:

Askul Corporation
3-10-1, Tatsumi, Koto-ku, Tokyo 135-0053
TEL: 03-3522-8500
FAX: 03-3522-8501
URL: https://www.askul.co.jp/kaisya/english/index.html

ITO-YA LTD
2-7-15, Ginza, Chuo-ku, Tokyo
TEL: 03-3561-8311
URL: http://www.ito-ya.co.jp/ (Japanese only)

Information in English is available at ITOYA OF AMERICA, LTD website:
http://www.itoya.com/

SEKAIDO Company: Website: www.sekaido.co.jp

 

c. Một số triển lãm văn phòng phẩm tại Nhật Bản:

International Stationery and Office Products Trade Fair (ISOT)               
URL: http://www.isot-fair.jp/english/index.html
Organized by Reed Exhibitions Japan

The Tokyo International Gift Show     
URL: www.giftshow.co.jp/english
Organized by Business Guide Sha, Inc.

( Bộ Công Thương)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo