Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thực phẩm ngoại vào Trung Quốc phải được đăng ký kiểm dịch

Sau vụ bê bối sữa nhiễm độc của tập đoàn Sanlu, Trung Quốc đã có nhiều biện pháp mạnh tay nhằm đảm bảo an toàn thự phẩm

Sau vụ bê bối sữa nhiễm độc của tập đoàn Sanlu, Trung Quốc đã có nhiều biện pháp mạnh tay nhằm đảm bảo an toàn thự phẩm
 

Bắt đầu từ ngày 1/6, thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan thanh tra và kiểm dịch của nước này 4 năm/lần.


Luật an toàn thực phẩm mới của Trung Quốc yêu cầu tất cả những nhà xuất khẩu thực phẩm của nước ngoài phải đăng ký với Cơ quan giám sát, thanh tra và kiểm dịch (AQSIQ) để chứng nhận sản phẩm an toàn. Nếu sản phẩm có bất kỳ thành phần nào không an toàn hoặc doanh nghiệp bị phát hiện làm giả nguyên liệu, đăng ký sẽ bị rút lại.


Hiện tại, chỉ có những sản phẩm thịt của nước ngoài phải đăng ký an toàn chất lượng tại Trung Quốc. Theo điều luật hiện tại, các nhà xuất khẩu nước ngoài phải đưa ra 5 loại tài liệu để nhận được đặng ký bao gồm báo cáo đánh giá của các cơ quan địa phương và thông tin chi tiết và quá trình sản xuất.


Ngoài ra, các nhà nhập khẩu thực phẩm cũng phải nhận được chứng chỉ an toàn của Bộ Y tế trước khi nhập sản phẩm vào Trung Quốc.


Bộ luật an toàn thực phẩm mới được Trung Quốc đưa ra sau một loạt bê bối đã khiến nhiều người thiệt mạng. Bộ luật mất 5 năm để hình thành này gồm hàng trăm quy định và điều khoản liên quan tới 500.000 công ty chế biến thực phẩm ở Trung Quốc. Các chất phụ gia trong quá trình sản xuất được chú ý một cách đặc biệt. Luật này quy định các công ty không được phép cho phụ gia vào thực phẩm, trừ phi chứng minh được là không có độc hại.


Trước đó, sau vụ scandal nhiễm độc sữa làm chấn động thế giới, hôm 15/12, Bộ Y tế Trung Quốc đã ban hành luật cấm đối với 17 chất trong thực phẩm, trong đó có một số chất như acid boric – một chất hóa học dùng để diệt côn trùng, chất chống cháy – thường được cho vào mì hoặc làm vỏ bánh hấp để tăng độ mềm dẻo. Chất formaldehyde – vốn biết đến là chất tẩy rửa nhưng lại được cho vào hải sản nướng để làm cho màu sắc hấp dẫn hơn.


Vụ bê bối nhiễm độc sữa năm ngoái cũng là vì chất phụ gia melamine. Sữa do công ty Tam Lộc sản xuất bị nhiễm độc melamine đã làm 6 trẻ em thiệt mạng và 300.000 em khác bị ốm

(Theo Diendandoanhnghiep)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Quy chế xuất nhập khẩu của Trung Quốc
  • Rộng đường xuất khẩu vào Australia và New Zealand
  • Doanh nghiệp cần biết: Hoàn thuế, khấu trừ, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Doanh nghiệp cần biết: Bán hàng trong kho ngoại quan
  • Doanh nghiệp cần biết: Nhu cầu rau quả thị trường EU
  • Giấy chứng nhận EUREPGAP đối với nông sản xuất khẩu sang EU
  • Doanh nghiệp cần biết: Quy định về tiêu chuẩn và nhãn mác hàng hoá của Nam Phi
  • Bí quyết thâm nhập thị trường Nhật Bản (1)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo