Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng cho New Zealand

1/ Các chứng từ cần thiết trong hồ sơ xuất khẩu (của nhà xuất khẩu nước ngoài)

* Theo thủ tục hiện hành đang áp dụng tại NewZealand, các vận đơn  hàng nhập khẩu phải đi kèm một danh sách hànghóa. Mẫu bản in danh sách hàng hóa có  bán tại các cửa hàng thương mạinằm ở các thành phố cảng lớn. Danh sách này không cần có thị thực củacơ quan lãnh sự hay cơ quan công chứng.

* Chính phủ New Zealand cũng qui định là hồ sơ  củanhà xuất khẩu nước ngoài phải bao gồm một chứng chỉ nêu rõ các thùngchứa hàng bằng gỗ  xẻ, gỗ dán, các container bằng gỗ, các pallet (tấmnâng hàng) dùng để đưa hàng đến New Zealand đã được kiểm tra trước khixuống tàu và không có vỏ cây hay những dấu hiệu có sự hiện diện của côntrùng hay nấm. Chứng chỉ này phải kèm theo các vận đơn và các tài liệuvận chuyển bằng tàu khác.

* Những hàng hóa như trái cây, cây cối, hạt giốngvà  những mặt hàng tương tự phải có chứng chỉ  của cơ quan thẩm quyềnnguyên xứ chứng nhận là đã được khảo sát và không bị nhiễm bệnh. Chứngchỉ này được gửi tới cơ quan ủy thác ở New Zealand và kèm theo hồ sơ ủythác đi theo tàu. Bộ Nông nghiệp New Zealand  có thể kiểm tra tàu chởhàng khi cập cảng và nếu phát hiện hàng có sự xâm nhập của côn trùng,sẽ yêu cầu cơ quan ủy thác áp dụng biện pháp xông khói hoặc từ chốitiếp nhận hàng.

* Thịt nhập khẩu vào New Zealand đòi hỏi phảicó chứng chỉ vệ sinh của cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm nguyên xứ.Thịt gà (ngoại trừ thịt gà  đóng hộp) không được nhập vào New Zealand.Về những động thực vật mới, trong đó có sản phẩm biến  đổi gien, một ủyban đặc biệt của New Zealand đang xem xét; trong thời gian chờ đợi,chính phủ nước này tạm ngưng thu nhận những sản phẩm biến đổi gien.

2/ Thủ tục tạm nhập

New Zealand chấp nhận miễn thuế những hàng mẫu vớisố  lượng không đáng kể. Những chuyến tàu nhỏ chở catalog thương mạibảng giá in bên ngoài New Zealand  cùng sản phẩm quảng cáo sản xuấtngoài New Zealand được chấp nhận miễn thuế nếu chúng mang tên và địachỉ của nhà sản xuất nước ngoài và không dành cho việc quảng cáo bánnhững sản phẩm này bởi bất cứ cá nhân, công ty hay xí nghiệp nào có trụsở đặt tại New Zealand. Tạm thời miễn thuế cho các phim ảnh dùng vàoviệc quảng cáo hay những phim ảnh có liên quan đến hàng hóa, trangthiết bị cung cấp cho New Zealand phù hợp với những điều kiện đặc biệtkhác. Hàng mẫu có giá trị thương mại có thể được tạm nhập dưới hìnhthức gửi kho hay ký quỹ. Loại hàng này cũng bị chi phối bởi các quiđịnh về thuế quan và các loại thuế khác áp dụng cho các tàu chở hàngthông thường khác. Các catalog thương mại, bảng giá, áp phích, thôngbáo, quảng cáo chuyền tay, bản chương trình, lịch, tờ quảng cáo kịch…ngoài những mặt hàng trên đều phải chịu thuế.

3/ Qui định về nhãn hiệu hàng hóa

Chính phủ New Zealand cấm nhập những hàng hóa mangnhãn hiệu giả mạo hoặc có tác dụng lừa gạt người tiêu thụ. Họ cũngkhông cho phép nhập những sản phẩm sản xuất bên ngoài New Zealand mangtên hay nhãn hiệu của một nhà sản xuất hay một doanh nghiệp ở NewZealand, một địa danh ở New Zealand, hoặc hàng có ghi những chữ có liênquan đến sản phẩm sản xuất tại New Zealand, ngoại trừ tên hay chữ đượcđi kèm bởi sự định danh nước cung cấp hàng. Không nhất thiết phải ghitên xuất xứ trên tất cả sản phẩm nhập vào New Zealand. Tuy nhiên, tênnguyên xứ phải được in trên các sản phẩm giày dép, quần áo, pin khô.Tên nguyên xứ in trên sản phẩm phải chính xác và không gây hiểu lầm chongười mua.

Đạo luật về sự ngay thật trong kinh doanh ban hànhnăm 1986 qui định là hàng hóa phải in nhãn hiệu đúng và quảng cáo đúngphẩm chất cũng như đúng nơi đã sản xuất ra chúng. Các loại sơn và màucó chứa chì, trang thiết bị điện, giày vớ, dược phẩm, thực phẩm… phảiđược dán nhãn đặc biệt. Hàng len hay những hàng hóa chứa từ 50% len trởlên cần phải dán nhãn bằng tiếng Anh chỉ rõ nguyên liệu chính trong sảnphẩm và len chiếm bao nhiêu phần trăm trọng lượng sản phẩm. Luật cũngqui định là những sản phẩm có bao bì phải ghi rõ trọng lượng tịnh. Cầnlưu ý là trọng lượng và các số đo lường khác áp dụng theo hệ mét.

Phim điện ảnh phải được ghi rõ ngoài bao bì chữ “FILMS” in màu đen, cao không dưới 5 cm, cùng với tên của chủ hàng,phân biệt với nhau bằng dấu hiệu hay con số. Ngoài ra, còn có những quiđịnh chi tiết về nhãn hiệu các hàng hóa nguy hiểm. Những hàng hóa kháckhông bắt buộc phải ghi dấu hiệu bên ngoài bao bì. Tuy nhiên, dấu hiệuhay dấu đóng của cơ quan nhận ủy thác, trọng lượng tịnh, trọng lượnggộp cần được ghi ngoài bao bì và các thùng hàng cần đánh số thứ tự.

4/ Hàng hóa cấm nhập

Mặc dù hệ thống cấy giấp phép bị hủy bỏ  từ giữathập niên 1980, hiện nay chính phủ New Zealand vẫn duy trì việc kiểmsoát nhập khẩu một số mặt hàng, trong đó có các loại vũ khí, chất nổ,thuốc phải qua kiểm soát, chất thải có hại cho sức khỏe, chất phóng xạ,thuốc trừ sâu, cây cối, động vật sống, các sản phẩm làm từ động, thựcvật…Xuất bản phẩm, phim ảnh, máy thu âm, đĩa vi tính…thuộc vào diện hạnchế nhập khẩu. Một số hàng nông sản bị hạn chế về phương diện vệ sinh,nhất là sản phẩm làm từ thịt gà và trứng gà.Trên nguyên tắc, chỉ nhữnghàng đã đun nấu chín thuộc loại này được phép nhập khẩu New Zealand,trừ một số ngoại lệ do Bộ Nông nghiệp New Zealand qui định.

5/ Vấn đề định chuẩn

Việc  định chuẩn ở New Zealand bao gồm nhiều lĩnhvực khác nhau như thiết kế, an toàn, các chi tiết kỹ  thuật và chấtlượng sản phẩm. Việc chấp nhận những chuẩn mực đề ra thường có tính tựnguyện, nhưng cũng có thể có tính bắt buộc thông qua một hình thứcchứng nhận theo luật định. Đáp ứng được những chuẩn mực đề ra là mộtyếu tố quan trọng trong công tác quảng bá hàng hóa,

6/ Vấn đề khu vực mậu dịch tự do

Tại New Zealand, không có khu vực mậu dịch tự do haycảng tự do. Hàng hóa nhập vào nước này có thể dùng để tiêu thụ tronggia đình, dự trữ trong kho, luân chuyển trong phạm vi New Zealand hoặcdùng xuất khẩu. Từ những thông tin ghi trong vận tải đơn, nhà nhập khẩuhay cơ quan đại diện lập tờ khai hải quan theo qui định. Cục thuế quanNew Zealand cho phép nhà nhập khẩu có một thời hạn thanh toán tiền thuếtrong vòng 6 đến 8 tuần lễ kể từ lúc nhận hàng. Khi các container chởhàng được mở niêm phong, người nhận hàng phải dở hàng xuống theo mộtlệnh dở hàng của ngành thuế. Việc lấy hàng hóa không chở bằng tàu ở cáccảng phải được tiến hành trong vòng 21 ngày. Nếu hàng hóa không đượckhai báo hay bảo lãnh trong vòng 2 tháng kể từ sau khi thời hạn 21 ngàyđã qua, hàng sẽ được bán hay hủy bỏ bởi cơ quan thuế ở cảng.

7/ Điều khoản nhập khẩu đặc biệt

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, New Zealand hành độngcăn cứ  vào khuyến cáo của Diễn đàn Liên Hiệp Quốc về  Mậu dịch và Pháttriển (UNCTAD) về việc các nước phát triển dành cho các nước đang pháttriển một “Hệ thống ưu đãi chung” (GSP). Những thuế suất đặc biệt dànhcho hơn 100 quốc gia đang phát triển được áp dụng từ năm 1982. Sản phẩmtừ một số nước ở vùng Nam Thái Bình dương được miễn thuế.

(Internet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Cơ hội cho xuất khẩu đồ hộp
  • Hướng dẫn xuất khẩu hóa chất vào thị trường EU
  • EU tiếp tục đánh thuế cao đối với mặt hàng ống thép lắp ráp của Thái Lan và Trung Quốc
  • Nắm bắt xu hướng mới để có chiến lược xuất khẩu tốt hơn vào thị trường Nhật
  • Xuất khẩu vào Mỹ phải tuân thủ luật mới
  • Tìm hiểu về hạn ngạch nhập khẩu và kiểm soát nhập khẩu của Canada
  • Chú trọng đến xu hướng tiêu dùng để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Đức
  • Tìm hiểu thủ tục xuất nhập khẩu và hệ thống thuế doanh nghiệp Xênêgan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo