Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm hiểu thị trường Canada: về nhập khẩu và phân phối hàng thủ công mĩ nghệ

I. Giới thiệu chung
 
- Những năm gần đây người Canada quan tâm nhiều hơn đến mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là hàng ngoại nhập. Nhu cầu nội địa ước khoảng từ 750 triệu đô-la tới 1 tỷ đô-la hàng năm.
- Thị trường hàng thủ công mỹ nghệ ở Canada bao gồm một loạt các sản phẩm – từ những hàng hóa thủ công độc đáo như đồ trang sức mỹ nghệ thời trang, cho đến các sản phẩm lớn như: những bức trướng treo tường, bức điêu khắc gỗ và kim loại, tác phẩm kiến trúc bằng kim loại, đồ gỗ nội thất và vật dụng trang trí dùng cho nhà ở hoặc văn phòng.
- Nhóm hàng trang trí nhà cửa đang được tiêu thụ mạnh ở thị trường Canada, từ vật liệu dán tường, khăn trải bàn, cho đến bộ đồ ăn, nến, đồ thủy tinh, khung ảnh (gỗ và kim loại), tượng và đài phun nước để trang trí ngoài sân vườn...Nhóm hàng quà tặng công ty, đặc biệt là những mặt hàng có gắn logo hay những gì có thể nhận biết được công ty cũng được tiêu thụ mạnh trên thị trường.
- Sự phát triển cộng đồng di dân thiểu số ở Canada tạo nhu cầu đa dạng về chủng loại  và kiểu kiểu dáng cũng như về vật liệu làm cho thị trường hàng thủ công mỹ nghệ Canada phong phú hơn.
 
II. Qui định nhập khẩu
Theo qui định của cơ quan thuế và hải quan Canada, một số hàng thủ công mỹ nghệ nhập khẩu vào Canada có thể được miễn hoặc áp mức thuế thấp, nếu hàng đến từ các nước được hưởng qui chế ưu đãi thuế quan chung (GPT), miễn là hàng hóa thỏa mãn các tiêu chí sau:
(i)          có hình thức hay trang trí được sử dụng truyền thống bởi người bản xứ hay đại diện cho bất kỳ biểu tượng quốc gia, lãnh thổ hay tôn giáo  nào của nơi làm ra sản phẩm đó;
(ii)        được làm bởi thợ thủ công dùng công cụ cầm tay hoặc bằng máy dùng  tay hoặc chân để điều khiển;
(iii)      là đặc thù đối với quốc gia đó – không phải là hàng nhái của một nước khác;
(iv)      không được sản xuất với số lượng lớn bằng dụng cụ tinh vi hay bằng khuôn;
(v)        có chức năng sử dụng, nhưng chứa đựng giá trị nghệ thuật, giá trị tôn giáo hoặc giá trị văn hóa.
 
Hàng thủ công mỹ nghệ không đủ tiêu chuẩn miễn thuế hoặc hưởng mức thuế ưu đãi nếu:
(i)          là hàng tiêu dùng đơn thuần không có đặc điểm nghệ thuật hay trang trí nào;
(ii)        là hàng nhái hoặc bắt chước sản phẩm của nước khác;
(iii)      các sản phẩm có đặc điểm chính tương tự (về kích cỡ, kiểu dáng và phương thức sản xuất) và chất lượng được kiểm soát chặt chẽ;
(iv)      có bằng chứng là một sản phẩm thủ công mỹ nghệ gốc, được sử dụng làm mẫu để tái sản xuất hàng loạt các sản phẩm bằng tay và một phần bằng các dụng cụ tinh vi hay bằng khuôn.
Giấy chứng nhận sản phẩm được làm theo một mẫu cụ thể và được ký xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất xứ.
 
III. Tập quán thương mại
1. Tìm kiếm nhà nhập khẩu
- Canada được xếp vào danh sách các nước có nhu cầu nhập khẩu cao tính theo đầu người;
- Các nhà xuất khẩu trên thế giới đều hiện diện ở thị trường Canada nên thị trường hàng thủ công mỹ nghệ ở Canada cạnh tranh rất khắc nghiệt;
- Để thâm nhập thị trường này, nhà xuất khẩu hoặc phải đưa ra một sản phẩm hoàn toàn    mới hoặc thật mạnh để có khả năng loại bỏ đối thủ đang cung cấp cùng loại mặt hàng, với bản chào hàng hấp dẫn hơn về chất lượng, dịch vụ hoặc nhãn hiệu;
- Để có được chiến lược phát triển thị trường Canada, các nhà xuất khẩu cần lưu ý tới những điểm mấu chốt sau:
(i)          sản xuất hàng mẫu với vòng quay nhanh;
(ii)        trả lời tất cả các thư giao dịch ngay trong ngày (bằng fax, email/điện thoại;
(iii)      giao hàng đúng hạn, nếu giao trễ phải được người mua đồng ý;
(iv)      hàng giao phải đúng với đặc trưng kỹ thuật đã được hai bên thỏa thuận hay đúng với hàng mẫu, nếu có thay đổi phải được người mua chấp thuận;
(v)        cung cấp hàng liên tục;
(vi)      bao bì thích hợp cho vận tải đường biển;
(vii)    phương tiện lưu kho và bốc xếp hợp lý;
(viii) khuyến mại, đặc biệt với sản phẩm mới;
(ix)      có kiến thức về thanh toán quốc tế;
(x)        đại diện giao dịch phải nói thông thạo tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
- Email trở thành phương tiện liên lạc với nhà nhập khẩu Canada. Vì vậy, nên cung cấp địa chỉ email cho họ để họ tiện liên lạc, nếu không làm được điều này thì nhà nhập khẩu Canada sẵn sàng từ bỏ ý định mua hàng. Nên thiết lập cho công ty mình một trang web, đảm bảo rằng trang web này  có trong danh mục của các công cụ tìm kiếm lớn;
- Các nhà nhập khẩu và phân phối hàng thủ công mỹ nghệ Canada thường tham dự các hội chợ sau:
o       Canadian’s Creative Conference and trade show ở Toronto và Calgary (www.cdncraft.org/pages/tradeshows/toronto2003.htm);
o       One of a kind Christmas Canadian Craft Show and Sale ở Toronto
Ø    (www.oneofakindshow.com);
o       Salon des métiers d’art du Québec  ở Montreal và Salon Plein Art ở Québec (www.métiers-đ-art.qc.ca/salonscma)
 
2. Những lưu ý khi đã tìm được nhà nhập khẩu
- Phần lớn các nhà nhập khẩu hoặc đại lý của họ muốn đến thăm cơ sở sản xuất.
- Bắt đầu giao dịch, khách hàng Canada thường yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp hàng mẫu cùng với giấy chứng nhận phân tích do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ hàng hóa cấp.
- Nhà xuất khẩu cũng nên nhớ rằng luôn có sự cạnh tranh tiềm ẩn của các nhà cung cấp từ Mỹ vì họ hiểu rất rõ thị trường Canada, chi phí vận chuyển thấp, giao hàng nhanh, cơ chế thanh toán đơn giản.
- Nhà xuất khẩu có thể đưa ra các điều kiện đặc biệt cho phép nhà xuất khẩu chuyển chi phí lưu kho hay tồn kho sang phía nhà bán lẻ. Đơn hàng lớn thường có điều khoản này.
- Nhà xuất khẩu nên lưu tâm cụ thể đến yêu cầu về dán nhãn và bao gói chính xác. Hàng thủ công mỹ nghệ dùng bên ngoài (có hoặc không có mái che) phải đủ khả năng chịu được sự biến đổi mạnh về nhiệt độ và độ ẩm. Mặt hàng dành cho trẻ em phải thỏa mãn yêu cầu chỉ tiêu an toàn về sức khỏe, tính mạng và các tiêu chuẩn chống cháy nổ.
 
3. Phân phối và khu vực tiếp thị 
- Các khu vực thị trường chính ở Canada là những thành phố đông dân cư: Toronto, Montreal và Vancouver. Gom hàng từ khắp các miền của Canada tới 3 thành phố này là điểm nổi bật của hệ thống phân phối.
- Phân phối hàng thủ công mỹ nghệ ở Canada chủ yếu dựa trên việc giao hàng trực tiếp từ nhà sản xuất tới người giao nhận, rồi đến nhà nhập khẩu (trong một số trường hợp, đồng thời họ cũng là nhà bán lẻ).
- Phân phối hàng bán lẻ được thông qua một loạt các dạng cửa hàng gồm cửa hàng thủ công độc lập, cửa hiệu bán đồ quà tặng, cửa hàng tổng hợp và cửa hàng chiết khấu, nhỏ hơn là cửa hàng  “Một Đô-la”- nơi bán hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất với số lượng lớn. Hàng thủ công mỹ nghệ thường được dùng như một phụ liệu trong các cửa hàng chuyên biệt để thúc đẩy doanh số hàng nội thất, hàng gia dụng và đồ trang trí sân vườn.
 
 
4.Dán nhãn hiệu  
- Nhãn hiệu trên hàng nhập khẩu phải tuân thủ tiêu chuẩn Canada;
- Nhà xuất khẩu phải nhờ nhà nhập khẩu tư vấn;
- Bất kỳ yêu cầu nào về nhãn hiệu bị thiếu thì hàng hóa đó không thể bán được trên thị trường;
- Hàng nhập khẩu được mô tả bằng ngôn ngữ nước ngoài phải có thêm nhãn hiệu riêng bằng tiếng Anh và tiếng Pháp;
- Hình ảnh minh họa trên nhãn hàng phải đúng như nội dung trong bao hàng.
- Nhãn hàng phải dễ thấy, chữ viết và chữ số phải đúng kích cỡ tối thiểu qui định

(Theo Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Xu hướng tiêu dùng giấy bao bì carton trên thị trường thế giới
  • Tìm hiểu thị trường An-giê-ri: cơ hội xuất khẩu
  • Châu Phi - Thị trường viễn thông đầy tiềm năng
  • Danh sách một số doanh nghiệp Nga quan tâm nhập khẩu gạo Việt Nam
  • Giới thiệu hệ thống phân phối lớn của Maroc
  • Ba cách đưa hàng Việt sang “lục địa đen"
  • Thị trường Malaysia “chuộng” hàng gì của Việt Nam?
  • Argentina, “cánh cửa” vào thị trường Nam Mỹ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo