Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm hiểu thị trường Sénégal

Theo số liệu của Hải quan VN, kim ngạch trao đổi hai chiều giữa Việt Nam và Sénégal năm 2007 đạt 15.980.000 USD, trong đó ta xuất 9.870.000 USD (chủ yếu là sản phẩm gạo, dệt may, hạt tiêu và săm lốp ô tô, xe máy), nhập 6.110.000 USD (chủ yếu là sắt thép phế liệu và bông). Trong 6 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu của ta sang thị trường này đạt 19,3 triệu USD và nhập khẩu đạt 4,9 triệu USD. Hiện nay Đại sứ ta tại Algerie kiêm nhiệm Senegal. Kể từ năm 2008, Thương vụ VN tại Marốc được giao kiêm nhiệm thị trường Sénégal.

I/ Khái quát:
- Nước Cộng hoà Sénégal nằm ở khu vực Tây Phi, Bắc giáp Mauritanie ; Đông giáp Mali, Nam giáp Guinée và Guinée Bissau; Tây giáp Đại Tây Dương. Nước Gambia nằm lọt giữa Sénégal.
- Diện tích : 196.190 km2
- Dân số : 12.853.259 (2008) 
- Tôn giáo : Hồi giáo 94%, Thiên chúa giáo 1%, tôn giáo cổ truyền 5%
- Ngôn ngữ : Chính thức Tiếng Pháp
- Thủ đô : Dakar
- Khí hậu : nhiệt đới, nóng và ẩm.
- Đơn vị tiền tệ : Đồng CFA Franc; Tỉ giá : 481.83 F CFA= 1 USD (2007)
- Quốc khánh : 4/4/1960
- Tổng thống: Abdoulaye Wade
- Thủ tướng:   Cheikh Hadjibou Soumare
- Ngoại trưởng : Cheikh Tidiane Gadio
 
II/ Lịch sử:

- Từ thế kỷ 15, các thương gia Bồ Đào Nha đặt chân lên Sénégal. Thế kỷ 16, các lái buôn Anh, Pháp, Hà lan bắt đầu cạnh tranh với Bồ. Năm 1898, Sénégal trở thành thuộc địa của Pháp nằm trong khối Tây Phi thuộc Pháp. Sau chiến tranh thế giới II, phong trào đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Sénégal phát triển mạnh mẽ.
- Tháng 1/1958 Sénégal trở thành nước Cộng hoà tự trị nằm trong khối Liên hiệp Pháp và sau đó cùng với Sudan thuộc Pháp (tức Mali) thành lập Liên bang Mali.
- Tháng 6/1960, Liên bang Mali tan vỡ, Sénégal tuyên bố độc lập (9/1960).
III/ Chính trị:

- Thể chế: Cộng hoà Tổng thống. Tổng thống là Nguyên thủ quốc gia kiêm tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang và được bầu thông qua tuyển cử trực tiếp, nhiệm kỳ 7 năm. Quốc hội gồm 120 ghế được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm.
- Đảng phái chính trị: Sénégal thực hiện chế độ đa đảng : Đảng cầm quyền hiện nay là Đảng Dân chủ Sénégal (Parti Démocratique). Đảng đối lập chính là đảng Xã hội (Parti Socialiste).
- Từ đầu những năm 1980, Senegal phải đối phó với phong trào ly khai ở vùng Casamance do Đảng Phong trào các lực lượng dân chủ Casamance ( MFDC) khởi xướng. Từ giữa những năm 1990, phong trào ly khai đã phát triển thành xung đột vũ trang. Chính phủ vẫn làm chủ được tình hình. Từ tháng 1/1999, tiến trình hoà bình đã được đưa ra. Tháng 3/2001, thoả thuận ngừng bắn đã được ký kết giữa Chính phủ và MFDC. Tình hình chính trị tại Senegal hiện nay tương đối ổn định.
III. Kinh tế:
- Sénégal là nước nghèo tài nguyên, khoáng sản chỉ có phốt phát nhưng trữ lượng không lớn.
- Từ năm 1985, Sénégal bắt đầu thực hiện cải tổ cơ cấu kinh tế theo chương trình hợp tác với IMF, tự do hoá nền kinh tế và phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Tháng 1/1994, Sénégal đã tiến hành một chương trình cải cách kinh tế táo bạo với sự giúp đỡ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Hàng năm Sénégal nhận được khoảng 60 triệu USD vốn vay từ các nguồn bên ngoài.
- Cơ cấu ngành: nông nghiệp 18,3%, công nghiệp 19,2%, dịch vụ 62,5% (năm 2006). Công nghiệp Sénégal chưa phát triển, mới chỉ có ngành khai thác phốt phát, tìm kiếm dầu lửa, ngành chế biến nông nghiệp , lắp ráp, vật liệu xây dựng . Nông nghiệp giữ vai trò chính trong nền kinh tế, chiếm 75% giá trị xuất khẩu. Nông sản chính có lạc, lúa, hoa màu. Do luôn bị hạn hán đe doạ nên nông nghiệp Sénégal chưa đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước. Hiện nay, Sénégal đang tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đánh cá và xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Senegal nhập khẩu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp; xuất khẩu lạc và các chế phẩm từ lạc, cá, cá hộp, phốt phát, bông, sản phẩm từ dầu mỏ.
- Các bạn hàng chính là Pháp, Mỹ, Tây Đức, Canada.
- Là thành viên của Cộng đồng kinh tế Tây phi (ECOWAS); WTO và một trong những nước đề xuất ra Sáng kiến đối tác mới vì sự phát triển châu Phi (NEPAD), Sénégal chủ trương đẩy mạnh hội nhập khu vực và thống nhất mức thuế xuất trong khu vực.
- Một số số liệu chính:
Tăng trưởng GDP:  4,8%  (2007)
GDP:     11,1 tỷ USD (2007)
GDP đầu người :   710 USD (2006)
IV. Đối ngoại:
- Sénégal là thành viên Liên hợp quốc, UA (trước là OUA), KLK, ICO, Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp và hàng chục tổ chức quốc tế và khu vực khác.
- Hiện nay, Sénégal theo đuổi đường lối đối ngoại đa dạng hoá, mở cửa nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật. Sénégal quan hệ mật thiết với phương Tây, nhất là Pháp. Pháp là nước viện trợ nhiều nhất cho Sénégal, và hiện vẫn cung cấp chuyên gia kỹ thuật, quân sự cho Sénégal. Hiện nay, Pháp với Hiệp định phòng thủ ký với Sénégal từ khi quốc gia này giành độc lập vẫn luôn có 1.200 quân tại đây. Từ cuối những năm 1980, Mỹ bắt đầu tăng cường quan hệ với Sénégal trong các lĩnh vực kinh tế, đào tạo. Hiện nay, trong khuôn khổ của chương trình " Sáng kiến đối phó với khủng hoảng ở Châu Phi của Mỹ"( ACRI-2001), Mỹ đã gửi các chuyên gia quân sự tới giúp Sénégal đào tạo các binh lính gìn giữ hoà bình.
- Sénégal chủ trương duy trì quan hệ láng giềng tốt với Mauritania, Gambia và Guinée Bissau. Tuy vậy, do xung đột ở vùng Casamance, vấn đề người tỵ nạn Sénégal và các tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết, quan hệ giữa Sénégal và các nước này có lúc căng thẳng.

(Theo Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo