Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp cần biết: Năm 2010, Nhật Bản sẽ thay đổi cách tính giá lúa mì xay nhập khẩu

Nhằm mục đích giảm bớt chi phí và rủi ro khi kinh doanh, năm 2010 Nhật Bản, quốc gia nhập khẩu lúa mì lớn nhất châu Á, sẽ thay đổi phương pháp tính giá hạt lúa mì bán cho các nhà xay sát trong nước.

Chính phủ Nhật Bản vừa xem xét lại giá bán các loại lúa mì xay nhập khẩu dựa trên các chi phí mua hàng trung bình trong vòng 8 tháng gần đây. Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản cho biết động thái này sẽ rút ngắn thời gian 6 tháng để đánh giá sự dao động của thị trường.

Phương pháp tính giá mới sẽ được áp dụng cho lần thay đổi giá tiếp theo. Hồi tháng 4 năm nay, giá bán các loại lúa mì nhập khẩu trung bình đã giảm 14,8%, lần suy giảm đầu tiên trong 3 năm gần đây, sau khi chi phí nhập khẩu giảm do đồng yên tăng giá và tình trạng ế ẩm ở các thị trường nước ngoài.

Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản, cơ quan quản lý mua bán lúa mì tại thị trường trong nước và quốc tế, cũng sẽ tăng số lượng lúa mì nhập khẩu thông qua hệ thống mua bán đồng thời (gọi tắt là SBS).

Khoảng 6% lúa mì nhập khẩu năm 2008 của Nhật Bản được thực hiện thông qua hệ thống SBS, phần lớn là từ Australia, Canada và Hoa Kỳ. Sự thay đổi trong cách tính giá cũng sẽ tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu lùa mì từ Nga, Pháp và Ác-hen-ti-na.

Hệ thống SBS bắt đầu đi vào hoạt đồng từ tháng 4 năm 2007 với mục tiêu nới lỏng sự can thiệp của chính phủ vào hàng nhập khẩu. Theo đó, các nhà sản xuất và công ty thương mại kinh doanh thực phẩm Nhật Bản sẽ có quyền trực tiếp đàm phán về nguồn gốc, giá và số lượng gạo trước khi bỏ thầu.

Nhật Bản thường tổ chức 2 dạng đấu thầu - đấu thầu thông thường và đấu thầu theo hệ thống SBS. Gạo nhập khẩu thông qua đấu thầu thông thường chủ yếu được sử dụng để chế biến thực phẩm và nấu rượu, trong khi đó, gạo nhập khẩu theo hệ thống SBS thì chủ yếu để dự trữ.

(Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo