Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vào thị trường EU : Phải đạt tiêu chuẩn TBT

Muốn vào được thị trường EU, sản phẩm dệt may cũng phải đạt tiêu chuẩn TBT

 

Muốn vào được thị trường EU, sản phẩm dệt may cũng phải đạt tiêu chuẩn TBT

Ngày 28/9/2009, VCCI phối hợp với Uỷ ban Châu Âu, các tổ chức về tiêu chuẩn của EU, và Tổng cục Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ, tổ chức Hội thảo “Hợp tác về tiêu chuẩn giữa EU-ASEAN”. Trao đổi với DĐDN xung quanh vấn đề này, ông Klaus Ziegler - chuyên gia về tiêu chuẩn hoá thuộc Uỷ ban Châu Âu (EC), khẳng định sự chênh lệch về hệ thống tiêu chuẩn chất lượng giữa khối EU và các nước ASEAN là rào cản và khó khăn lớn cho hàng hóa VN khi thâm nhập thị trường EU.

Ông Klaus Ziegler cho biết, hệ thống tiêu chuẩn EU là một hệ thống chuẩn và áp dụng cho tất cả các nước EU. Chính vì vậy, DN VN khi XK sang thị trường này cần nghiên cứu kỹ.

- Như vậy có thể thấy rằng, tất cả các mặt hàng vào được thị trường EU bắt buộc phải đạt một số tiêu chuẩn nhất định mà EU gọi là hệ thống tiêu chuẩn hóa Châu Âu ?

Đúng thế. Hiện nay CENELEC, CEN và ETSI là ba cơ quan tiêu chuẩn hoá của Châu Âu được coi là đủ năng lực trong việc tiêu chuẩn hoá kỹ thuật. Ba cơ quan này đã đưa ra các tiêu chuẩn của EU trong từng lĩnh vực riêng biệt và tạo ra “Hệ thống tiêu chuẩn hoá Châu Âu”. Tất cả các thành viên EU đều thống nhất một tiêu chuẩn để thay cho các tiêu chuẩn ở mỗi quốc gia thành viên trước đây. Tiêu chuẩn hoá  được thực hiện ở hầu hết các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe con người, an toàn cho con người và môi trường, trách nhiệm xã hội...

- Theo ông, để có thể đẩy mạnh XK sang thị trường EU, các DN ASEAN nói chung, đặc biệt là các DN VN cần thực hiện các tiêu chuẩn Châu Âu như thế nào ?

Tất cả các sản phẩm nhập khẩu vào EU phải thoả mãn điều kiện của “Hệ thống tiêu chuẩn hoá Châu Âu”. Đa số các mặt hàng vào EC phải đảm bảo tiêu chuẩn TBT (Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại do WTO ban hành). Ví dụ, đối với nhóm hàng dệt may, TBT có các quy định bắt buộc về sử dụng hóa chất trong quy trình chế tạo, sử dụng tên hàng dệt và dán nhãn cho thành phần sợi, đóng gói... Bên cạnh đó, các quy định TBT có tính tự nguyện là thiết kế thân thiện với môi trường và nhãn mác, các tiêu chuẩn ISO và tiêu chuẩn tư nhân, sử dụng hóa chất trong quá trình chế tạo.

Đặc biệt là nhóm nông sản và thực phẩm, các quy định bắt buộc là các tiêu chuẩn tiếp thị và chất lượng, các vật liệu từ nhựa tiếp xúc với thực phẩm, đóng gói, bảo vệ môi trường rất khắt khe... trái cây muốn vào thị trường này phải đạt chứng nhận Global GAP (Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu).

- Theo ông vì sao hàng hóa Trung Quốc xâm nhập thị trường EU tốt hơn các hàng hóa ASEAN, trong đó có VN ?

Có nhiều lý do, nhưng theo tôi đó là các DN Trung Quốc khi XK sang bất kỳ thị trường nào họ cũng đều có những nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Họ quan tâm từ những món hàng nhỏ nhất tới lớn nhất, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Đấy là về phía DN, còn về phía chính sách, khác với khối ASEAN, Trung Quốc là một quốc gia nên họ có một ngôn ngữ, một hệ thống pháp luật do vậy khi vào thị trường EU, họ chỉ có một luật. Còn với các nước ASEAN, có tới 10 nước với nhiều ngôn ngữ, văn hóa... khác nhau, kể cả luật pháp cũng không giống nhau nên việc hàng Trung Quốc vào EU tốt hơn cũng là điều dễ hiểu.

- Theo ông, liệu ASEAN có trở thành một EU thứ hai trong tương lai, đặc biệt là việc thực hiện  "tiêu chuẩn hóa" ?

Trên thực tế, lãnh đạo 10 nước ASEAN đã nhất trí lập ra một khu vực thương mại tự do trước năm 2015 và thông qua dự thảo Hiến chương đầu tiên để biến ASEAN thành một tổ chức có tính pháp lý cao hơn. Tôi cho rằng, EU có thể là một mô hình hội nhập để ASEAN xem xét, tạo ra hệ thống luật pháp của khu vực và chính sách thương mại chung cho cả khối. Tuy nhiên, để có thể thành một EU thứ hai thì vẫn còn cả một chặng đường dài phía trước cho các nước ASEAN. Đó là về khoảng cách phát triển giữa các nước EU khác với ASEAN. Nói chung, để thành một EU thứ hai, rất cần sự nỗ lực của các nước thành viên ASEAN.

- Xin cảm ơn ông !

 

(Theo Quốc Anh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo