Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu nông sản sang Chile: chú ý yêu cầu chất lượng

Thanh long Việt Nam có cơ hội vào thị trường khó tính như Chile-Ảnh: Hồng Văn

Các doanh nghiệp lớn thường xin giấy phép nhập khẩu vào Chile dễ hơn doanh nghiệp nhỏ, theo ông Jaime Rivera, Tham tán thương mại Đại sứ quán Chile tại Việt Nam.

Trong buổi gặp mặt báo chí chiều ngày 26-10, ông Jaime Rivera cho biết, doanh nghiệp lớn có cơ sở vật chất và phòng thí nghiệm, nên thường gặp thuận lợi hơn khi Chile kiểm tra các cơ sở vật chất như vậy. Ông cũng cho biết Chile sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch; các quan chức của Chile đã làm việc với Viện Cây ăn quả miền Nam hai tháng trước đây và đã hoàn thành báo cáo gửi các cơ quan chức năng của Chile xem xét, xây dựng đề án hỗ trợ.

Chile hiện là một trong những nước có yêu cầu khá ngặt nghèo về chất lượng nông sản, với quy trình nhập nông sản rất khắt khe và có quy định cụ thể cho từng loại nông sản. Cụ thể như Chile có qui định riêng về chất lượng đối với thơm, chuối và dừa nhập khẩu, trong đó yêu cầu đảm bảo các loại trái cây này không có một số loại sâu bệnh. Nông sản nhập khẩu vào Chile dù đã có chứng nhận GAP, vẫn phải tuân thủ một số qui định riêng của Chile.

Tuy nhiên, vị quan chức này nói rằng, dù việc xuất nông sản vào thị trường Chile là khó nhưng không có nghĩa là không làm được. Hiện Chile đang nhập nông sản từ Thái Lan (gạo), Đài Loan và Hàn Quốc. Việt Nam cũng đang là nhà cung cấp cà phê lớn nhất vào thị trường Nam Mỹ này.

Ông Jaime Rivera cho rằng một trong những thách thức cho ngành nông nghiệp Việt Nam là quy trình quản lý chất lượng nông phẩm sau thu hoạch, do đó nên quan tâm nâng cao hệ thống lạnh, dây chuyền đóng gói, khử trùng cho các loại rau quả.

Theo Thương vụ Chile tại Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2010, giá trị xuất khẩu của Chile sang Việt Nam đạt trên 136 triệu đô la Mỹ, trong khi cả năm 2009 đạt 126 triệu đô la Mỹ. Giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Chile trong 8 tháng đầu năm 2010 chỉ đạt hơn 61 triệu đô la Mỹ.

Việt Nam xuất sang Chile chủ yếu dầu thô, giày da, giày thể thao, các loại giầy khác và cà phê, nhập đồng, bột cá, gỗ thông, cá hồi và rượu vang.

Hiện Chile là một trong những nước có nhiều Hiệp định tự do thương mại (FTA), và đã ký 24 FTA với 57 quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Brunei. Dự kiến cuối năm nay Chile ký FTA với Malaysia. Hiện nước này đang đàm phán FTA với Việt Nam.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Khuyến cáo không ký hợp đồng xuất khẩu gạo giá thấp
  • Để tránh rủi ro khi xuất khẩu cà phê
  • Cơ hội tiếp cận và xuất khẩu hàng hoá sang Châu Âu
  • Cơ hội xúc tiến thương mại và đầu tư ở Campuchia
  • Cơ hội giao thương với doanh nghiệp Đức và Tây Ban Nha
  • Đã ký hợp đồng xuất khẩu gạo vượt kế hoạch cả năm
  • Vài nét văn hóa kinh doanh với đối tác Singapore
  • Mở rộng thị trường sang Úc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo