Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu sang EU phải đăng ký hóa chất

REACH là quy định của EU về đăng ký, đánh giá và cấp phép sử dụng hóa chất với yêu cầu cao hơn, ảnh hưởng đến mọi thành phần DN. Theo quy định này, mọi hóa chất được dùng với khối lượng lớn hoặc được cho là có khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường đều phải đăng ký với cơ quan quản lý hóa chất châu Âu (ECHA).  Được ban hành từ tháng 6.2007, REACH có hiệu lực theo các giai đoạn, bắt đầu bằng việc đăng ký từ ngày 1.6 - 1.12.2008. Giai đoạn này, các chủ thương hiệu, các nhà sản xuất và nhập khẩu cần công bố các thông tin về các hóa chất có trong các sản phẩm của mình được xuất sang EU. Kế tiếp, việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của REACH cần phải đạt được trong khoảng thời gian hạn định 10 năm, để chứng minh rằng các hóa chất đã công bố không gây hại đến sức khỏe con người và môi trường.

Để đạt được yêu cầu này, các DN cần phải nâng cấp hệ thống quản lý đối với các chất hóa học trong sản xuất. Giám đốc Phòng Thương mại châu Âu, cho biết, điều luật phức tạp này có khả năng tác động đến hầu hết các DN Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Do vậy, việc trang bị cho mình sự hiểu biết đầy đủ về quy định REACH là điều vô cùng cần thiết đối với tất cả các nhà xuất khẩu Việt Nam. Theo quy định mới này, danh mục bắt buộc khai báo bao gồm tất cả các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp liên quan đến tiêu dùng như hóa chất, nhuộm, in, vải sợi, may mặc, giày dép, đồ chơi, hàng điện tử, vật dụng trong nhà, mỹ phẩm... Đây là những mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam.

Phó chủ tịch Bộ phận phát triển dịch vụ mới thuộc Công ty Bureau Veritas, nhấn mạnh: "Nghĩa vụ của các DN là phải đảm bảo khả năng truy tìm nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Sau thời gian từ 1.6 - 1.12.2008, các DN, nhà sản xuất không đăng ký các hóa chất hoặc đăng ký thất bại đồng nghĩa với việc không thể sử dụng hóa chất nay để sản xuất sản phẩm và không thể đưa sản phẩm này vào EU. Nếu vi phạm sẽ bị nhắc nhở, cảnh báo, tiếp theo là khởi tố, phạt tiền, nặng nhất có thể bị phạt tù". Một trong những điểm đáng chú ý theo quy định mới là người tiêu dùng tại châu Âu có quyền gửi thư yêu cầu nhà sản xuất cho biết thành phần trong sản phẩm và phải nhận được câu trả lời trong vòng 45 ngày về các chất có trong sản phẩm của mình, chất đó có gây thải độc hại ra môi trường hay không, nếu là chất thuộc danh mục các chất có nguy cơ cao, DN phải cung cấp thông tin đầy đủ của chất đó và bảng dữ liệu sử dụng an toàn của sản phẩm.

Chuyên viên thuộc Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam cho biết, luật hóa chất của Việt Nam chỉ yêu cầu đăng ký các hóa chất mới, trong khi quy định REACH của EU bắt buộc đăng ký cả các loại hóa chất hiện hành và hóa chất mới, thậm chí phải đăng ký cả những hóa chất dự định sẽ sử dụng trong tương lai. Phó chủ tịch Bộ phận phát triển dịch vụ mới thuộc Công ty Bureau Veritas, nhắc lại: "Các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam phải bắt đầu hành động ngay bây giờ, đừng để "nước đến chân mới nhảy" vì thời gian 6 tháng là quá ngắn, không đủ để thực hiện các bước đăng ký".

( Theo Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng )

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Hàng tiêu dùng xuất khẩu phải hợp chuẩn- Quy định mới của Hoa Kỳ về an toàn sản phẩm tiêu dùng
  • Một số quy định chủ yếu cần lưu ý khi xuất khẩu và phân phối mặt hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường Canada
  • Doanh nghiệp cần biết khi xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Pháp
  • Một vài kinh nghiệm làm ăn với thị trường EU
  • EU bắt buộc dán nhãn sản phẩm có phẩm màu
  • Cơ hội mở rộng xuất khẩu hàng hóa sang An-giê-ri
  • Danh sách cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài
  • Thị trường Hà Lan - Một số hàng rào kỹ thuật
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo