Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bệnh thường gặp ở 'núi đôi' khi cho con bú

Viêm tuyến sữa cấp tính là bệnh thường gặp phải trong thời gian cho con bú. Vì sao lại bị bệnh này, cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm tuyến vú như thế nào?

Tôi năm nay 27 tuổi, có con lần đầu, cháu được 5 tháng tuổi. Tôi cho cháu bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, tuy nhiên thời gian gần đây tôi hay bị viêm sưng một bên vú vì vậy ảnh hưởng không nhỏ tới việc cho con bú hàng ngày. Tôi xin hỏi có cách nào để hạn chế tình trạng này.

Trả lời

Với các biểu hiện mà bạn nêu, nhiều khả năng đây là loại bệnh viêm tuyến sữa cấp tính, loại bệnh này thường xảy ra ở thời kỳ phụ nữ cho con bú.

Bệnh viêm tuyến sữa cấp tính có biểu hiện lâm sàng đa dạng, nói chung có thể chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: biểu hiện chủ yếu là sưng cục bộ bên vú bị viêm, ấn thấy đau, sữa tiết ra không thông suốt, da vú hơi đỏ, người bệnh có cảm giác sốt, sợ rét. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 2: vú sưng, nóng, đỏ, đau tăng, thân nhiệt tăng, sốt kéo dài. Lúc này trong tuyến sữa đã có mủ.

Giai đoạn 3: Mưng mủ và chín, da vỡ loét, chảy mủ.

Cách điều trị

Nếu bệnh còn trong giai đoạn đầu, lúc này nên cố gắng thải thật nhanh số sữa ứ đọng bằng cách là nặn bằng tay hoặc dùng dụng cụ hút sữa. Ngoài ra có thể đắp ở ngoài bằng thuốc đông dược như Bồ công anh, Địa đinh hoa tím giã nát. Ở giai đoạn này vẫn có thể cho bé bú được.

Nếu bệnh không thuyên giảm mà chuyển sang giai đoạn tiếp theo, lúc này cần sớm gặp bác sỹ để được khám, chẩn đoán và cho thuốc điều trị; lúc này không nên cho bé bú sữa mẹ mà nên nuôi bé bằng sữa ngoài, khi mẹ khỏi viêm thì tiếp tục cho bé bú lại.

Để dự phòng ngừa bệnh này nên thường xuyên bảo đảm vệ sinh đầu vú, dùng vải gạc rửa đầu vú, khiến cho da vú chắc dai, không dễ bị nước bọt làm rách; cho bé bú đúng cách và đúng tư thế.

Nếu lượng sữa quá nhiều, bú một lần không hết, nên vắt hết sữa thừa tránh để ứ đọng dễ gây viêm. Khi đã có biểu hiện viêm, nên đến khám bác sỹ để có chẩn đoán và điều trị kịp thời.

(Theo BS Đặng Hoa // Tienphong Online)

  • Mẹ ăn ít protein, con dễ cao huyết áp
  • Siro Davinmo - Tăng cường sức đề kháng bảo vệ sức khỏe bé yêu
  • 05 thực phẩm chức năng tốt cho bé yêu
  • Trẻ bị điếc, chữa càng sớm càng tốt
  • Vì sao trẻ hay bị nhiễm giun kim?
  • Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi
  • Sức khỏe trẻ em đang có chiều hướng đi xuống
  • Ăn táo giúp trẻ thông minh
  • Trẻ ăn nhiều thạch có thể bị ngộ độc
  • Cách chọn kính mắt tốt cho trẻ
  • Phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ
  • Bệnh hay gặp ở bé gái tuổi dậy thì
  • Đông y trị bệnh còi xương ở trẻ em
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com