Bệnh lưu hành quanh năm, nhưng thường bùng phát thành dịch vào mùa đông - xuân khi gặp nhiều yếu tố thuận lợi để bệnh phát sinh và phát triển, trong đó phải kể tới điều kiện sinh sống đông đúc chật hẹp, tạo điều kiện để virus phát tán nhanh chóng.
Virus gây bệnh viêm tiểu phế quản chủ yếu do một loại virus đường hô hấp có tên là VRS, có khả năng gây bệnh cho mọi độ tuổi, nhưng hậu quả xấu nhất là gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh.
VRS tán phát qua đường không khí (ho, hắt hơi) hoặc gián tiếp qua tay và các vật dụng nhiễm chất tiết mũi họng của bệnh nhân. VRS tồn tại trên da 30 phút và nhiều giờ trên các vật dụng bị ô nhiễm. VRS có khả năng lây lan rất mạnh khi trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh, do vậy cần tránh để trẻ tiếp xúc với người đang có chứng sổ mũi.
Nếu trẻ bị sổ mũi, nên thường xuyên hút và rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch sinh lý nhằm ngăn chặn virus xâm nhập xuống khí phế quản. |
Khoảng 95% trẻ bị nhiễm VRS trước tuổi lên 2, nhưng may mắn là có tới 70 - 80% chỉ biểu hiện triệu chứng viêm long đường hô hấp trên (sổ mũi, ho), và bệnh khỏi sau vài ngày mà không gây biến chứng gì.
Nhưng số ít trường hợp còn lại, virus phát tán xuống đường hô hấp dưới để gây viêm phế quản và viêm tiểu phế quản. Các tiểu phế quản rất nhỏ nên dễ bị tắc do các chất nhầy ứ trệ ở đường thở, ngăn không khí tới các phế nang trong phổi, khiến bệnh nhân thiếu hụt oxy.
Khi bệnh mới phát, bệnh nhân ho khan nhưng rồi cơn ho tiếp diễn ngày đêm, niêm mạc khí phế quản viêm dày, sinh đờm, khiến trẻ vướng đờm và khó thở, thở rít. Bệnh không có chỉ định kháng sinh do không có tác dụng với virus.
Các đối tượng dễ nhiễm bệnh là trẻ sơ sinh nhỏ hơn 3 tháng tuổi, trẻ đẻ thiếu tháng, trẻ có bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh lý hô hấp (bệnh nhầy nhớt), trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ bị nhiễm khói thuốc bị động.
Để ngừa sự tái phát bệnh, biện pháp tốt nhất là không để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh bằng tuân thủ các biện pháp đơn giản sau:
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi săn sóc trẻ.
- Không hôn trẻ.
- Tránh để trẻ sơ sinh 2 - 3 tháng tuổi tiếp xúc với môi trường đông người hoặc môi trường không khí quá tù hãm (duy trì sự thông thoáng của phòng trẻ ở )
- Nếu trẻ bị sổ mũi, nên thường xuyên hút và rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch sinh lý nhằm ngăn chặn virus xâm nhập xuống khí phế quản.
- Không cho trẻ tiếp cận với những người đang có chứng sổ mũi hoặc dùng chung các dụng cụ của trẻ khác.
- Không hút thuốc trong phòng trẻ ở.
(Theo Khoa học & Đời sống // Binhthuan Online)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |