Khóc là một hoạt động bình thường đối với trẻ sơ sinh và nhóm trẻ nhỏ. Khi mới lọt lòng trẻ bắt đầu khóc chào đời, đây là hoạt động nhằm hít thở không khí.
Những nguyên nhân bình thường:
- Do trẻ đói: Đói là hiện tượng thường gặp làm cho trẻ khóc mà ta quen gọi là trẻ đòi bú.
- Đái dầm: Mặc dù đã được đóng bỉm cẩn thận nhưng một khi ướt hoặc đã đại tiện ra mà không được thay ngay trẻ cũng sẽ khóc.
- Không có người bên cạnh: Ở một mình không có người bên cạnh nhất là mẹ hoặc những người thân trẻ cũng dễ khóc.
- Mệt mỏi: Đây là trường hợp thường gặp khi trẻ mệt mỏi sau những chuyến đi dài ngày trẻ bị thiếu ngủ, thiếu ăn hoặc thời tiết thay đổi sẽ làm cho trẻ khóc.
- Quá nóng, quá lạnh: Một khi trẻ bị quá nóng hay quá lạnh cũng làm cho trẻ khó chịu và hành động đầu tiên là khóc.
- Quần áo quá chật: Khi thời tiết lạnh hoặc khi trở trời cho trẻ mặc quần áo quá nhiều bó sát người, trẻ khó chịu cũng khóc.
- Do trời tối: Do còn bé lại sợ đêm tối nên trẻ dễ khóc. Nên để đèn ngủ đủ độ sáng để trẻ quen, tuy nhiên nếu quá sáng sẽ làm cho trẻ không ngủ được.
- Muỗi cắn: Ngủ không mắc màn hoặc ngay cả ban ngày nếu không có màn muỗi cắn sẽ làm cho trẻ ngứa ngáy và khóc.
- Khó thở: Khi thời tiết thay đổi đường khí thở bị tắc trẻ phải thở bằng miệng, hoặc thở khò khè cũng là nguyên nhân làm cho trẻ khóc, nhất là vào ban đêm.
- Đờm dãi trong cổ họng: Đây là nguyên nhân khó thở ở trẻ làm cho trẻ thức giấc và khóc.
- Đau trong cơ thể: Đau trong cơ thể rất đa dạng như do cảm cúm, viêm họng, do các chứng bệnh viêm nhiễm làm cho trẻ khóc liên tục.
- Thói quen hờn dỗi: Một số trường hợp được nuông chiều hoặc do bản tính mà khóc chứ không hề có nguyên nhân về thể chất hoặc nguyên nhân khách quan.
- Do phát ban vùng đóng bỉm: Nếu đóng bỉm quá chặt hoặc bị ướt trong thời gian dài do vệ sinh kém sẽ gây tình trạng phát ban.
Ngoài ra, phát ban còn do các phản ứng dị ứng gây nên bởi vật liệu đóng bỉm, nhất là vật liệu có gốc plastic. Hậu quả khi phát ban, gây sưng đau rát làm cho trẻ không ngủ được và khóc.
Phát ban còn do một số căn bệnh dị ứng như eczema ecthyma, candidiasis v.v... cũng gây cho trẻ ngứa ngáy khó chịu.
- Viêm nhiễm tai: Đây là căn bệnh rất hay gặp ở trẻ nhất là vào mùa mưa ẩm thấp, viêm tai phát mủ làm cho trẻ khó chịu, nhất là về ban đêm khi nằm nghiêng, tác động mạnh đến tai, gây đau và làm cho trẻ khóc.
- Đau bụng: Rất nhiều trường hợp trẻ khóc liên tục nhưng không rõ nguyên nhân và khi đi khám mới biết trẻ bị đau bụng. Khi quá đau trẻ thường nằm sấp thậm chí có đứa trẻ còn sợ không cho sờ vào bụng. Vì vậy khi trẻ khóc nhiều thì nên đưa đi khám bác sĩ và điều trị sớm.
- Viêm nhiễm: Nói chung hầu hết các căn bệnh về viêm nhiễm thường làm cho trẻ khó chịu và khóc là biểu hiện dễ nhận biết. Bệnh viêm nhiễm thường đi kèm với sốt, sưng, đỏ da cục bộ tại những vùng bị viêm.
- Phản ứng với thực phẩm: Cũng có nhiều loại thức ăn hợp với người này nhưng lại gây bệnh ở người kia và dị ứng thực phẩm là một trong những hiện tượng thường gặp. ở trẻ nếu khi bị dị ứng thường gây đỏ da, khó thở và xuất hiện một số triệu chứng ở dạ dày làm cho trẻ khóc liên tục.
- Khó đi đại tiện: Táo bón là hiện tượng thường gặp ở trẻ. Khi không đi ngoài được trẻ thường kêu khóc. Nên dùng thuốc hoặc chất bôi trơn để giúp trẻ đi ngoài được thuận lợi.
- Chứng hồi lưu từ dạ dày: Ở một số trẻ nhỏ chứng hồi lưu thường xuất hiện ngay sau khi ăn. Đây là hiện tượng gây ra khi ăn xong dạ dày không đóng lại làm cho thực phẩm ứ lên miệng. Căn bệnh này cần đi khám và chữa trị bằng thuốc chống hồi lưu.
- Mọc răng: Đây là quá trình phát triển bình thường ở trẻ nhưng khi mọc răng, lợi sưng làm cho trẻ đau khó ăn khó ngủ thậm chí có mắc chứng rối loạn dạ dày và gây tiêu chảy, trẻ quấy khóc nhiều nhất là về ban đêm.
Khóc là một hoạt động bình thường đối với trẻ sơ sinh và nhóm trẻ nhỏ. Khi mới lọt lòng trẻ bắt đầu khóc chào đời, đây là hoạt động nhằm hít thở không khí. Nếu trẻ không khóc thì bóp nhẹ vào bàn chân, trẻ sẽ khóc và từ đây khóc được xem là hiện tượng bình thường, tuy nhiên cũng có trường hợp khóc quá nhiều làm cho mọi người xung quanh phải xót ruột. Và do còn quá nhỏ nên trẻ không thể thông tin bằng lời nói được nên phần đông là khóc. Ngoại trừ trường hợp đòi ăn, thỏa mãn những nhu cầu riêng thì có những trường hợp khóc nhiều, rất có thể đây là dấu hiệu trẻ mắc bệnh hoặc các rủi ro đe dọa đến sức khỏe. Trong trường hợp này không nên cáu giận, hãy bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân giúp trẻ khắc phục những cơn đau và dưới đây là một số lý do làm cho trẻ khóc. |
Một số hiện tượng bất thường
- Rối loạn tiêu hóa: Gây đau khó chịu gây sôi bụng, nôn ói làm cho trẻ khóc.
- Nhiễm trùng máu: Hiện tượng nhiễm trùng máu (Septicemia) là căn bệnh hiếm gặp ở trẻ nhỏ, kèm theo sốt và gây trẻ khóc. Nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và chữa trị kịp thời.
- Xoắn tinh hoàn ở bé trai: Có rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị chứng xoắn tinh hoàn gây đau và làm cho trẻ khóc.
Nên kiểm tra và đưa tinh hoàn trở lại trạng thái bình thường, ngoài ra còn do các nguyên nhân khách quan tác động như vật nặng đè vào hoặc bọc bó ép quá mạnh làm cho máu không lưu thông được tới tinh hoàn.
- Chứng viêm màng não: Rất có thể ban đầu mắc bệnh không gây sốt nhưng trẻ vẫn cứ khóc vì vậy khi thấy trẻ khóc dữ dội khó di động cổ hoặc phát sinh tình trạng run rẩy cần đưa trẻ đi khám ngay.
- Bí đái: Đây cũng là hiện tượng bất thường gây đau và làm cho trẻ khóc.
- Chấn thương: Các chấn thương gây ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể cũng là nguyên nhân gây đau và khóc, ví dụ như ngã, vật cứng rơi vào đầu, chấn thương chảy máu, côn trùng, động vật cắn v.v...
(Theo Khắc Nam Net/BD-6/2009 // Tienphong Online)