Khi đã nhồi nhân xong dùng dây lạt buộc chặt để nhân cố định trong bụng vịt. Sau đó bỏ vịt vào chao qua chảo mỡ nóng trước khi bắc lên hầm cách thủy. Vịt cho lên hầm cách thủy cùng với một chút hạt sen và nấm hương đã được ngâm nở. Hầm cho đến khi nào xương vịt mềm ra mới ngon.
Nói về giá trị dinh dưỡng, thịt vịt không thua kém thịt gà. Ít người biết được rằng lòng trắng trứng vịt có thể bôi lên vết bỏng để giúp mau lành.
|
Để có món vịt hầm hạt sen ngon chỉ nên chọn vịt đồng (vịt nuôi thả không ăn thức ăn công nghiệp). Đây là vịt tơ thịt mềm, nặng khoảng 1,2 – 1,5kg. Vịt hầm hạt sen là một bài thuốc bổ dưỡng cho những người mắc bệnh mất ngủ, cần cân bằng lại trí óc. Vịt hầm hạt sen dễ chế biến có thể tự làm ăn tại nhà, nếu hấp cách thủy bằng nồi áp suất, rút ngắn thời gian hầm sẽ càng nhanh được thưởng thức món này.
Ông Nguyễn Phúc Hảo, ở Q.Gò Vấp, am hiểu y mỹ thực, chia sẻ cách chế biến món này theo kiểu riêng, cụ thể như sau:
Nguyên liệu: Hạt sen tươi (khô): 50gr, nếu sen khô, ngâm trước trong nước vo gạo nếp vài giờ. Giữ lại nước này để chưng. Vịt ta: 1,5kg, làm sạch ướp ít rượu Dị nhân truyền chủng và tương. Sâm cát lâm: 2-5 lượng. Tương nếp và tương đậu mèo ủ thủ công: 50 -100gr. Nước mía nấu cho chín tới: 1 chén. Cà tím: 2 trái. Hành hương cả rễ, lá, củ: 4 buổi. Đậu hũ: 200 - 300gr. Gừng sẻ đập giập: 1 củ. Tỏi đập giập: 5 củ lớn. Ớt các loại: tùy khẩu vị. Rau cải: 100 - 200gr.
Ngoài ra còn có cá nục, cá trích hoặc cá cơm: 300gr. Khoai mài núi (Hoài sơn) hoặc củ cải trắng: 100gr hoặc 2 củ. Thịt thăn bò: 200gr. Thịt heo: 100gr. Rau câu: 10 - 20gr.
Nấu: Nấu ít nước lạnh cho sôi, kế đến tăng lửa lớn để nước sôi bùng lên cho đến khi nước cạn (tức là nước không sôi trào nữa mà chỉ búng lên từng đợt) thì cho tương vào tiếp tục nấu cho sôi lên. Canh riu riu lửa cho nước mía và thịt bò vào nấu cho sánh lại. Sau đó, thêm nước lạnh vào và tăng lửa lớn nấu cho chín tới mới cho gia vị gừng, hành, tỏi, ớt vào.
Tiếp đến, cho vịt vào nấu cho thơm lừng cả bếp mới cho cá vào, cùng lúc với sâm cát lâm. Chưng cho đến thật chín, càng lâu càng ngon. Khi gần ăn thì cho cà tím, đậu hũ và rau vào. Cây sen có tên khoa học là nelumbo nucifera. Theo đông y, toàn thân cây sen đều có vị thuốc. Cụ thể: Hạt sen vị ngọt bùi, tính mát, không độc; chứa tinh bột, đường raffinose, chất béo, protein, calcium, phosphor, chất sắt.
Hạt sen giúp bổ tì, tâm, an định tâm thần. Từ lâu hạt sen được coi là món ăn ngon, và là vị thuốc quý. Sách “Phòng và chữa bệnh bằng món ăn hằng ngày” của tác giả Vương Thừa Ân có viết: Tài liệu cổ gọi sen là liên nhục, vị ngọt, sáp, tính bình, cố tinh, cầm tiêu chảy và kiện tỳ. Ứng dụng lâm sàng: chữa di tinh do thận hư…Ngoài ra hạt sen còn có khả năng chữa đầy bụng, kích thích tiêu hóa, chữa khát do sốt và mất tinh dịch. Gần đây, giới sành ăn Sài Gòn rất khoái "le le hầm hạt sen", món ăn được coi là đại bổ cho nam giới.
(Theo afamily)