Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lối đi trong nhà phố

Ngôi nhà ở phố thường không lớn, bề ngang hẹp như một lối đi. Lại chỉ loanh quanh với mấy thứ: phòng khách, ăn, ngủ, bếp... Vì thế, dành hẳn phần diện tích riêng để làm lối đi lại thường là... ý dở! Vì vậy, định ra được kiểu lối đi ẩn ẩn, thì phải tùy nơi, tùy lúc, tùy loại công năng của không gian sử dụng mà quyết định.

 Lối xe

Mỗi nhà ở đô thị bây giờ thường có không ít hơn hai chiếc xe gắn máy. Nhà phố thì ra vô chỉ có một cửa chính cho mọi thứ. Tổ chức được một lối đi tương đối độc lập, tế nhị với chỗ tiếp khách được xem là rất thành công. Vì trong nhiều nhà hiện nay, có khi xe với khách “ở chung” một phòng salon! Sống chung với xe máy, như vậy nên rất cần tạo được cảm giác phân biệt chỗ cho người, chỗ cho phương tiện bằng đoạn lan can, hay chút khác biệt về cao độ hoặc vật liệu.

Lối bếp

Bếp Việt không thể không gắn với một sàn nước. Đó là nơi dành cho nhiều thứ đặc thù của bà nội trợ Việt Nam. Bà chủ có thể từ phòng riêng ra vào giang sơn (nhà bếp) của mình hoặc đứng làm bếp mà không bị “chiếu tướng” từ phòng khách là chi tiết thiết kế được đánh giá cao. Việc phòng khách, phòng ăn trực tiếp với cửa WC thường được lưu ý né tránh, nhưng nếu khách dùng WC mà phải đi qua bếp thì cũng không tế nhị chút nào.

  Lối đi phòng thờ


Tâm lý chung muốn đặt bàn thờ ở nơi tôn kính đã đưa đến giải pháp tối ưu là đẩy không gian thờ cúng lên tầng cao nhất: để không có lối đi lại trên đầu. Điều này rất hợp lý nhưng phiền cho người già, người thường xuyên chăm sóc phòng thờ, lên xuống rất bất tiện vì lý do sức khỏe. Đôi khi có giải pháp hợp lý đặt không gian thờ tự ở tầng trệt thì lối qua lại trước bàn thờ cũng nên cấm ngặt đối với đồ dơ bếp núc hoặc lối vào WC.

Lối đi không chỉ để đi

 

Đó là một phần khoảng trống trong các diện tích có chức năng (tiếp khách, ăn, làm việc, sinh hoạt chung...) dùng để kết nối với không gian công năng khác liền kề. Đây là một phần không gian chức năng nhưng không cản trở việc di chuyển. Nghiễm nhiên nó trở thành lối đi khi cần thiết, mà vẫn đảm đương bộ mặt nội thất của một không gian công năng nào đó.

Tổ chức được điều này thì thật là quý vì tính tự nhiên, ấm cúng mà linh hoạt trong nội thất ngôi nhà. Ngược lại, có những không gian chỉ dùng để đi lại trong nhà như cầu thang, hành lang. Nhưng sẽ thật lãng phí nếu dành khá nhiều diện tích trong ngôi nhà phố nhỏ chỉ để đi lại mà thôi. Tổ chức trang trí lối đi: cầu thang, hành lang... như một không gian trưng bày trong nhà để làm giảm sự khô cứng của phần diện tích dành cho di chuyển. Và sẽ là cái được kép: lối đi không chỉ để đi.

 

(Theo NNAVIETNET/baohaugiang)

  • Nội thất xanh dương cho nhà mát lạnh
  • Trang trí đầu giường ấn tượng
  • Làm mới không gian bằng đồ cũ
  • Bún khô
  • Khám phá tòa dinh thự được điều khiển bằng iPhone
  • Những mẫu phòng ngủ hiện đại
  • Trang trí nhà theo phong thủy
  • Sự phá cách của không gian mở
  • Tường thạch cao: Chiếm chỗ tường gạch
  • Khi ý tưởng decor bị giới hạn
  • 7 lời khuyên phong thuỷ cho phòng ngủ
  • Đa sắc trong trang trí nội thất
  • Top 15 cây cảnh trong nhà được ưa chuộng nhất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng