Khoảng hơn 90% trường hợp ung thư là do môi trường bên ngoài. Trong đó, khoảng 40% liên quan đến thói quen ăn uống, gia vị thức ăn và phương pháp nấu ăn; 30% có liên quan đến thói quen sinh hoạt, đặc biệt là hút thuốc,uống rượu…
Thói quen dinh dưỡng, lối sống lành mạnh sẽ quyết định khả năng “chiến đấu” với sự xâm nhập của ung thư vào cơ thể:
1. Đa dạng hóa thực phẩm
Khi nấu ăn phải chú ý thực phẩm đa dạng, lấy thực phẩm thực vật làm chủ, thực phẩm thực vật nên chiếm hơn 2/3 mỗi bữa ăn. Thực phẩm thực vật là thực phẩm hàm chứa rau xanh, hoa quả, các loại đậu và ngũ cốc.
2. Khống chế trọng lượng cơ thể
Nên tránh trọng lượng cơ thể quá nặng hoặc quá nhẹ, những người trưởng thành cần khống chế mức thể trọng không quá 5kg so với chuẩn; quá nặng hoặc quá béo dễ dẫn đến ung thư nội mạc tử cung, ung thư thận, ung thư đường ruột.
3. Không ăn thực phẩm rán cháy và nướng cháy
Lúc nướng cá, nướng thịt nên tránh không làm cháy, những thực phẩm dùng mỡ rán cũng nên ít dùng, tốt nhất là ăn những thực phẩm luộc, hấp và xào.
4. Ăn nhiều thực phẩm tinh bột
Mỗi ngày ăn khoảng 600-800g các loại ngũ cốc, các loại đậu, thực vật… càng ít gia giảm càng tốt. Tinh bột trong thực phẩm có tác dụng phòng chống ung thư trực tràng và ung thư kết dính đường ruột. Thức ăn có Cen-lu-lo cao có khả năng phòng chống phát sinh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến sữa, ung thư đường ruột và ung thư trực tràng.
5. Ăn nhiều rau xanh hoa quả
Kiên trì mỗi ngày ăn khoảng 400-800g rau xanh, hoa quả, có thể làm cho mức nguy hiểm của bệnh ung thư giảm xuống 20%. Mỗi ngày nên ăn 5 loại hoặc trên 5 loại rau xanh và hoa quả.
6. Không nên uống quá nhiều rượu
Nếu uống rượu thì mỗi ngày không nên quá 1 ly ( tương đương với 250ml bia, 100ml rượu vang và 25ml rượu trắng). Thường xuyên uống rượu dễ tăng thêm nguy hiểm nhiễm bệnh ung thư thực quản, ung thư cổ họng và ung thư khoang miệng.
7. Giảm ăn thịt đỏ
Mỗi ngày nên khống chế dung nạp thịt đỏ dưới 90g, tốt nhất là ăn cá và thịt gia cầm thay thế. Ăn nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng tỉ lệ nguy hiểm gây bệnh ung thư trực tràng và ung thư kết dính tràng, đồng thời cần khống chế dung nạp thức ăn có hàm lượng chất béo cao, đặc biệt là mỡ động vật, nên chọn dầu thực vật (ví dụ như dầu Oliu).
8. Hạn chế muối và gia vị
Hạn chế sử dụng muối và gia vị đồng thời ít ăn những thực phẩm nhiều muối vì chúng có thể tăng thêm tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày. Tổ chức Y tế thế giới đề xuất mỗi ngày lượng muối nạp vào cơ thể nên ít hơn 6g/người.
9. Không nên ăn thực phẩm lưu giữ quá lâu
Không nên ăn những thực phẩm lưu giữ quá lâu ở nhiệt độ thường, bởi vì những thực phẩm này có thể đã bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
10. Kiên trì tập luyện một môn thể thao thích hợp
Mỗi ngày nên kiên trì tập luyện từ 40-60 phút, bạn có thể chọn chạy bộ hoặc một môn thể thao thích hợp, chỉ cần bạn kiên trì tập luyện thì sẽ nâng cao sức đề kháng và phòng chống được các bệnh ung thư.
(Theo Dân Trí /health 863)