Chất lượng ATVSTP trong khâu giết mổ ở nhiều nơi vẫn chưa đảm bảo |
Đối với trang trại chăn nuôi gia cầm, Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm Canada (CFIA) phối hợp với Hiệp hội ngành hàng thịt gà áp dụng chương trình “On farm Food Safety Program” (chương trình Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong trang trại). Đây là chương trình áp dụng tự nguyện. Chương trình được xây dựng bởi các Hiệp hội phối hợp với các trang trại. Việc xây dựng, áp dụng và công nhận chương trình gồm 03 bước. Cơ quan CFIA chịu trách nhiệm đánh giá kỹ thuật ban đầu và công nhận chương trình.
Việc kiểm soát ATVSTP trong khâu giết mổ tại Canada rất chặt chẽ. Cơ quan CFIA chịu trách nhiệm thanh tra các cơ sở giết mổ đăng ký cấp Liên bang. Bộ Nông nghiệp Thủy sản và thực phẩm các tỉnh chịu trách nhiệm thanh tra các cơ sở giết mổ cấp tỉnh. Sự khác nhau giữa các cơ sở đăng ký cấp Liên bang và cấp tỉnh ở chỗ chỉ các cơ sở đăng ký cấp Liên bang mới được phép xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc ra ngoài tỉnh khác trong nước Canada.
Mặc dù khác nhau về cấp quản lý, cơ quan thanh tra kiểm soát, nhưng đối với bất kỳ cơ sở giết mổ nào cũng phải kiểm soát ATVSTP theo quì trình nghiêm ngặt và chặt chẽ dựa trên nguyên tắc cơ bản. Chương trình này được CFIA áp dụng bắt buộc đối với cơ sở giết mổ gia cầm...
Ngoài ra, hiệp hội thiết lập và quản lý các kế hoạch chung tổng thể, đặc biệt là hỗ trợ kế hoạch marketing tập trung(collective marketing) trong việc xúc tiến thương mại, quảng bá cho các sản phẩm của đơn vị sản xuất. Nhiều lợi ích của các nhà sản xuất cũng được thấy rõ. Liên Hiệp hội xây dựng kế hoạch sản xuất, giết mổ sản lượng thịt gia cầm trong toàn Liên bang, cho từng tỉnh và cấp Quota hàng năm cho từng lò giết mổ. Ngoài ra, với Thỏa thuận marketing mà Hiệp hội đưa ra đã thiết lập một mối liên hệ trực tiếp giữa nhà sản xuất và nhà chế biến, tạo ra một mối quan hệ tốt hơn giữa người mua và các nhà sản xuất được giao. Các nhà sản xuất được đảm bảo bán đúng sản lượng sản xuất ra dựa trên công suất của nhà máy giết mổ. Ngược lại, nhà sản xuất cũng phải đồng ý đảm bảo cung cấp hàng hóa cho các nhà máy chế biến. Hằng năm với một khoản lệ phí nhất định, các nhà sản xuất đóng góp cho Quỹ của Liên hiệp để Liên hiệp có thể tiến hành các công tác nghiên cứu và quảng bá.
Nhìn lại các cơ sở giết mổ VN, các chuyên gia cho rằng, cần phải cải tiến một số khâu thao tác kỹ thuật và kiểm soát nhằm cải thiện và đảm bảo sản phẩm thịt sau giết mổ an toàn vệ sinh thực phẩm hơn. Trước nhất việc kiểm soát trước và sau giết mổ cần phải thường xuyên, và chính xác hơn nhằm phát hiện loại bỏ những sản phẩm mất an toàn cho người tiêu dùng. Hạn chế sử dụng rửa, việc sối nước xuống sàn làm bắt nước bẩn lên thân thịt gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, cần sử dụng nước đá làm lạnh thân thịt. Cần trú trọng kiểm tra chất lượng nước trước khi đưa vào sử dụng sẽ tránh bị ô nhiễm chéo... Đồng thời, duy trì nhiệt độ lạnh trong các khâu vận chuyển, bày bán cũng là khâu quan trọng để hạn chế ô nhiễm chéo và gia tăng việc nhân lên của vi sinh vật có hại trong sản phẩm thịt, và thực phẩm. Kiểm soát côn trùng cần được trú trọng hơn đối với các cơ sở chăn nuôi, giết mổ...