Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bệnh loãng xương: Phải phòng từ trẻ

Dự đoán, hiện cả nước có khoảng 2,5 triệu người bị bệnh loãng xương. Sở dĩ số lượng người bị loãng xương ngày càng gia tăng là do tuổi thọ con người ngày được nâng cao. Hiện nay số người cao tuổi (trên 65 tuổi) chiếm trên 12% dân số thế giới, dự tính năm 2020 sẽ là 17%

Theo bác sĩ Đại Phi Vân, trưởng khoa cơ xương bệnh viện Triều An thì việc phòng chống bệnh loãng xương không phải đợi đến lúc già mà phải bắt đầu từ lúc còn trẻ.
 

Lượng canxi cần thiết hằng ngày
 

Ở người trẻ không mang thai: 600 – 800mg/ngày; ở phụ nữ mang thai hay cho con bú: 1.200 – 1.500mg/ngày; sau mãn kinh: 1.500mg/ngày; đang sử dụng kích tố thay thế: 1.000mg/ngày (phụ nữ những năm sau mãn kinh dễ bị loãng xương do thiếu hormone kích tố nữ).


Ngoài ra, cần bổ sung vitamin D cho cơ thể, vì vitamin D sẽ giúp cơ thể hấp thu canxi qua đường tiêu hoá. Ngoài ra vitamin D còn làm tăng lực cơ giúp tránh té ngã ở người già. Bổ sung vitamin D bằng hai cách: qua đường ăn uống và tác dụng của tia tử ngoại trong ánh nắng. Ở Việt Nam, trừ trường hợp đặc biệt phải dùng vitamin D bổ sung, nắng đủ để giúp chuyển hoá vitamin D. Nên tập thể dục, chơi thể thao.


• Loãng xương ở phụ nữ:
 

- Ước tính có khoảng 50% phụ nữ trên 50 tuổi bị loãng xương và trên 40% phụ nữ trên 70 tuổi bị gãy xương do loãng xương.

- Rất dễ xảy ra nhất là những năm sau mãn kinh do thiếu hụt hormone (kích thích tố) nữ. Do vậy nên bắt đầu từ tuổi 30, không nên đợi đến tuổi mãn kinh mới phòng.


• Loãng xương đối với người già:
 

Ngoài những biện pháp về dinh dưỡng, thì người già cần chú ý đến các nguy cơ  gây té ngã sau: tránh nằm lâu; phòng ốc phải đủ sáng ở cầu thang, phòng vệ sinh tránh ẩm ướt, phải có thảm chống trơn; tránh dây điện lòng thòng dưới đất; điều trị các bệnh nội khoa mãn tính; tập thể dục nhẹ nhàng ở công viên; cố gắng ngồi tư thế thẳng lưng.


Làm thế nào phát hiện sớm bệnh?
 

Người bệnh sẽ có biểu hiện như: đau mỏi mơ hồ ở cột sống, hệ thống xương khớp, mỏi cơ bắp, vọp bẻ. Đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế… thì phải đi chụp X-quang các xương hoặc cột sống ngay.


Khám, phát hiện các yếu tố và tầm soát khối lượng xương bằng các máy đo ngoại vi (siêu âm, hấp thụ năng lượng quang phổ).


Và đặc biệt là phương pháp đo khối lượng xương (Bone Mass Density – BMD). Phương pháp này được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán và theo dõi bệnh. Nếu để lâu, loãng xương sẽ gây những biến chứng rất nguy hiểm: đau kéo dài do chèn ép thần kinh, nguy cơ gãy xương cao, gãy lún đốt cột sống, gãy cổ xương đùi…

( Theo Tuấn Phương // Báo Sài Gòn Tiếp thị )

  • Thuốc độc trên đĩa thức ăn
  • 6 lý do nên uống nước quả ép
  • Đông máu tĩnh mạch - Bệnh của tương lai?
  • 10 lý do nên tập chạy
  • Vũ khí mới chữa bệnh tiểu đường
  • Omega 3 có phải thần dược?
  • Xay nhuyễn thức ăn: thương con thành hại
  • Gừng trị chứng ăn không tiêu
  • Rau dền dại
  • Vị thuốc dân gian: Mộc nhĩ
  • Ăn khuya lợi và hại
  • Cần lưu ý khi uống nước dừa
  • Trị viêm gan bằng cây cỏ quanh nhà
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
MUA VÉ MÁY BAY 24H
090 367 5580
091 515 0804
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng