BS. Vũ Văn Vũ - Trưởng khoa Nội 1, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM giới thiệu thế nào là quan niệm đúng và đầy đủ về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư.
Những quan niệm sai lầm
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh ung thư. Thông thường tùy theo từng loại ung thư, giai đoạn bệnh, các yếu tố đặc thù của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn phương pháp điều trị đơn thuần hoặc phối hợp giữa phẫu thuật, xạ trị, và nội khoa. Phương pháp nội khoa bao gồm các biện pháp điều trị đặc hiệu chống ung thư toàn thân và các biện pháp chăm sóc, điều trị nâng đỡ, giảm nhẹ. Trong bối cảnh điều trị và chăm sóc toàn diện bệnh nhân ung thư, dinh dưỡng và nâng đỡ tâm lý có vai trò rất quan trọng. Là một bác sĩ nội khoa ung thư có hơn 25 năm làm công tác điều trị lâm sàng, chúng tôi cũng như các đồng nghiệp luôn nhận thấy việc chăm sóc dinh dưỡng có tác động rất lớn đến kết quả điều trị và chất lượng sống của bệnh nhân ung thư. Nhiều bệnh nhân do điều kiện quá khó khăn, không có chế độ ăn đầy đủ nên đã ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Nhưng đáng buồn hơn, một số khác dù khá giả, có điều kiện để chăm sóc tốt nhưng do những quan niệm sai lầm nên vẫn để xảy ra hậu quả rất đáng tiếc.
Bệnh nhân H.T.L (sinh 1953, ở P.Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân, TP.HCM), tới BV Ung Bướu khám vào tháng 6/2008 trong tình trạng bụng to, được siêu âm và phát hiện bị ung thư buồng trứng. Sau khi biết mình bị ung thư bà L. không những không tới bệnh viện điều trị mà còn nghe theo lời đồn nên chỉ uống thuốc nam và ăn kiêng tất cả các loại thực phẩm, chỉ ăn một món duy nhất là cháo cá lóc. Sau 6 tháng bệnh nhân bị sụt khoảng 12 – 15kg. Tháng 12/2008, bà L. nhập viện trong tình trạng sức khỏe bị suy kiệt, khó thở, bụng lớn, đau vùng xương chậu, không ăn được. Đến thời điểm này, bệnh nhân đã bị ung thư buồng trứng giai đoạn IV và bị di căn sang phổi. Sau 6 đợt hóa trị kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với việc uống sữa ProSure- sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt hỗ trợ điều trị ung thư , đến tháng 2/2009 bà L. được xuất viện trong tình trạng bệnh đã ổn định, sinh hoạt bình thường, tăng được 10kg. Hiện vẫn tái khám định kỳ tại BV Ung Bướu.
Bệnh nhân P.T.B.L (62 tuổi, ngụ tại đường Lý Chính Thắng, TP.HCM), đã điều trị tại một bệnh viện khác ở thành phố nhưng bị trả về với kết luận bị ung thư phổi giai đoạn IV, có tiếp tục hóa trị cũng không mang lại kết quả. Nhập viện Ung Bướu vào tháng 7/2007, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân rất xấu: không đi lại được, không ăn được, không ngủ được, sụt hơn 13kg và đã bị di căn vào xương. Người nhà đã cho bệnh nhân uống sữa ProSure và ăn uống đầy đủ chất. Cùng với việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân từ phía người thân, các bác sĩ cũng tiến hành hóa trị. Hiện tại, bệnh nhân đã khỏe trở lại, được 52 kg, tăng 11kg, đi lại bình thường, ăn uống được và chất lượng sống được nâng cao đáng kể.
Qua hai trường hợp trên chúng tôi muốn nhấn mạnh nếu không được quan tâm đúng mức, chính xác và đầy đủ về dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư thì hậu quả là tình trạng bệnh sẽ nặng hơn rất nhiều và nếu không kịp thời can thiệp sẽ phải trả giá bằng chính mạng sống của người bệnh. Ngược lại, chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ hỗ trợ đắc lực cho cuộc điều trị. Rất nhiều bệnh nhân cho rằng bị ung thư mà ăn nhiều thì tế bào ung thư càng lớn nên cố nhịn ăn hoặc là chỉ ăn gạo lức, muối mè hay chỉ ăn cháo cá lóc như bệnh nhân H.T.L. Thực tế, người bệnh quan niệm sai một phần là do họ hạn chế về hiểu biết, không cập nhật được thông tin. Nhưng một phần cũng xuất phát từ việc có một số bác sĩ điều trị trực tiếp cho bệnh nhân ung thư chưa tư vấn hợp lý, đầy đủ về dinh dưỡng dành cho người bệnh.
Nên chọn sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt đã được kiểm chứng khoa học
So với trước đây, vấn đề dinh dưỡng trong điều trị ung thư đã được bệnh nhân cũng như người nhà của bệnh nhân quan tâm hơn nhiều. Về phía các bác sĩ điều trị cũng đã dành nhiều thời gian để tư vấn cho người bệnh về vấn đề này. Bệnh nhân ung thư cần hết sức cảnh giác với những loại thực phẩm chức năng được quảng cáo là chữa được bệnh ung thư. Các bác sĩ điều trị, điều dưỡng cũng cần lưu tâm hướng dẫn cho bệnh nhân và thân nhân họ về chế độ dinh dưỡng thích hợp. Hiện nay, có sữa ProSure – một sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho bệnh nhân ung thư đã được kiểm nghiệm lâm sàng rõ ràng. ProSure với công thức khoa học gồm sự kết hợp của năng lượng cao – giàu protein - bổ sung EPA (axít eicosapentaenoic) đã được chứng minh là có hiệu quả nâng cao đáng kể tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị và kéo dài thời gian sống khỏe của bệnh nhân ung thư. Các nước trên thế giới đã dùng ProSure rất nhiều vì ProSure được coi là loại sữa tốt nhất hiện nay hỗ trợ dinh dưỡng các bệnh nhân ung thư trong quá trình chống lại căn bệnh này.
Tóm lại, việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư đòi hỏi sự hợp tác, hỗ trợ giữa các chuyên khoa: bác sĩ phẫu thuật, xạ trị, nội khoa, dinh dưỡng, tư vấn tâm lý, giáo dục cũng như sự nâng đỡ, hỗ trợ về mặt tinh thần và vật chất của gia đình và xã hội. Về dinh dưỡng, nói chung cần có một chế độ ăn uống đầy đủ chất đạm, nhiều cá ít thịt, chất bột vừa phải, tránh chất béo động vật, nên dùng dầu thực vật, nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước, không thuốc lá, ít hoặc không rượu, vận động cơ thể để chống béo phì và nên hội nhập tích cực với xã hội. Nên chú ý sự khác biệt về dinh dưỡng cho người bệnh trước, trong và sau khi điều trị. Trước khi điều trị thì chú ý nâng đỡ cơ thể về mọi mặt để có thể đáp ứng quá trình điều trị đặc hiệu với khá nhiều phản ứng phụ. Trong khi điều trị thì phải săn sóc toàn diện ở mức nâng cao. Sau khi điều trị thì chế độ chăm sóc cần chú ý phù hợp với sinh hoạt xã hội bình thường, một tâm lý ổn định, một chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý ngừa căn bệnh tái phát. Phải nắm vững và hiểu rõ những điều trên để giúp bệnh nhân ung thư vượt qua căn bệnh này.
(BS. Vũ Văn Vũ // Hanoimoi Online)