Ngày Tết, trên mâm ngũ quả của người miền
Theo Đông y, quả xoài chín có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng ích dạ dày, tiêu tích trệ, làm hết nôn mửa, thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, nhuận phế, tiêu đàm.
Lá xoài có tác dụng hành khí, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu tích trệ. Lá xoài dùng chữa ho, viêm phế quản cấp và mãn tính; chữa thủy thũng; dùng ngoài chữa viêm da, ngứa da. Có thể lấy lá nấu nước để rửa hoặc xông. Lưu ý: lá xoài có độc nên thận trọng khi dùng; không dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.
Thịt quả xoài chín cắt lát mỏng hoặc giã nhuyễn, đắp chống bỏng, bảo vệ da, chống lại sự tấn công của ánh nắng.
Vỏ quả xoài chín có tác dụng chữa ho ra máu, cầm máu ở tử cung, chảy máu ruột. Thường dùng dưới dạng cao lỏng. Cho 10g cao lỏng vỏ quả xoài vào 120ml nước rồi uống, cách 1-2 giờ uống 1 muỗng cà phê.
Hạt xoài phơi khô, bỏ nhân, đem sao sơ, tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-5g với nước sôi để nguội.
Hạch của quả xoài (nhân xoài) chứa nhiều tinh bột, dầu, tanin, acid galic tự do, có vị đắng chát. Tác dụng làm hết ho, mạnh dạ dày, trợ tiêu hóa. Dùng chữa ho, kiết lỵ, tiêu chảy, giun sán.
Vỏ thân cây xoài có tác dụng làm se niêm mạc, thu liễm, sát trùng. Dùng chữa ho, đau sưng cổ họng, đau răng. Cách làm: Vỏ tươi 50-60g (khô 20-30g) rửa sạch, sắc đặc, hòa với ít rượu hoặc muối; ngày ngậm 4-5 lần, ngậm khoảng 10 phút, súc miệng rồi nhổ bỏ. Ngậm sau bữa ăn và trước khi ngủ.
Người bị bệnh dạ dày, nếu là bệnh do có nhiều chất kiềm, thì không nên ăn xoài vì ăn vào có thể cảm thấy khó chịu, thậm chí bị no hơi và đau bụng. Trái lại, đối với người dạ dày có nhiều chất chua, ăn loại xoài chín sẽ cảm thấy bao tử rất dễ chịu.
Khi bị ho do phổi bị táo nhiệt, ăn xoài có thể giảm bớt ho. Trái lại, nếu ho do phổi bị lạnh, dạ dày bị lạnh và khó tiêu, thì không nên ăn xoài.
Riêng những người bình thường có bệnh phong thấp, hoặc da bị dị ứng, nội tạng bị lở loét, bị ung thư, đều không nên ăn xoài vì bệnh sẽ nặng thêm.
Hạt xoài có tác dụng hóa giải chất dầu mỡ và đề phòng khó tiêu, vì vậy khi bị khó tiêu vì ăn nhiều dầu mỡ, thầy thuốc thường cho thêm hạt xoài vào toa thuốc. Về mặt dược tính, tuy hạt xoài có tính chất bình đạm, nhưng sức hóa giải dầu mỡ của nó đáng tin cậy, lại rất an toàn.
Người bị cảm sốt, ho do ăn uống thiếu kiêng cữ thường dùng hạt xoài nấu chung với bố tra diệp lấy nước uống, để tiêu chất dầu mỡ, bệnh sẽ mau khỏi.
Thịt của trái xoài chín mùi, còn có thể dùng để đắp lên nơi sưng đau. Thí dụ bị bỏng lửa hoặc bỏng nước sôi, người ta lấy thịt trái xoài chín mùi đắp lên nơi bị bỏng, chẳng những có thể làm hết đau, giảm sưng, mà còn có thể đề phòng nơi đó làm độc.
Lưu ý là quả xoài xanh có nhiều chất chát, có thể gây táo bón, không nên ăn vào lúc đói bụng. Một số người thường thích ăn xoài tượng chua với nước mắm ớt, tuy ngon miệng nhưng cũng có thể dễ bị đau dạ dày.
LƯƠNG Y Hoàng Duy Tân
(Theo Báo Đồng Nai)