Củ gừng với vị cay nồng, ấm nóng ngoài “chức năng” dùng làm gia vị, làm mứt, chế rượu...còn có tác dụng rất tốt để chữa một số chứng bệnh thường gặp như đầy bụng, cảm mạo, ho, mất tiếng...
Củ gừng giúp chữa ăn không tiêu, ho mất tiếng. |
Đông y gọi gừng tươi là sinh khương. Thu hoạch vào mùa hè và mùa thu, ăn sống, làm gia vị, làm mứt chế rượu …
Gừng tươi có tính hơi nóng, đi vào 3 kinh phế ty và vị, có vị cay, dùng chữa chứng cảm mạo phong hàn, đầy bụng nôn mửa, ôn trung tươi đờm, giải độc …
Đông y gọi gừng khô là can khương thu hoạch vào mùa đông, cắt lấy thân rễ già, rửa sạch, phơi khô.
Gừng khô tính rất nóng, đi vào 6 kinh tâm, phế, tỳ, vị, thận, đại tràng, có vị cay dùng chữa các chứng thổ tả, đau bụng, đi lỏng, ho khan …
Một số bài thuốc có củ gừng
Chữa chứng tỳ vị hư nhược:gừng tươi 10g, di đường (kẹo nha) 30g, hoàng kỳ 12g, đẳng sâm 12g, quế chi 10g. Săc uống ngày một thang.
Chữa chứng ăn không tiêu, cảm mạo, ho mất tiếng: gừng tươi, hồ đào nhân, ô mai bỏ hạt, mỗi vị 40g, giã nát trộn đều, hoàn viên như hạt ngô. Tối truớc khi ngủ uống 2 viên.
Chữa chứng người gầy yếu, mỏi mệt, kém ăn, chân tay lạnh, sợ lạnh, tiêu hoá kém, hay đau bụng dưới, da xanh: gừng khô 15g, mạch nha 60g, thục địa 9g, đẳng sâm 6g. Kẹo mạch nha chưng cho tan, 3 vị còn lại mang sắc lấy nước đặc, bỏ bã. Mạch nha đã chưng pha với nước thuốc, chia uống ngày 3 lần.
Chữa chứng đi lỵ ra máu: gừng khô 2g, sinh thục địa 5, hoàng liên 3g, hoàng minh giao (cao nấu bằng da trâu hay da bò) 3g. Hoàng minh giao thái nhỏ nhưng không sắc. Đem các vị trên đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát. Lúc nước thuốc còn nóng cho hoàng minh giao vào để tan. Uống ngày 2 lần. Dùng hết trong ngày.
Chữa chứng phụ nữ có lượng kinh nhiều: gừng khô 10g, thịt cừu 500g, đường quy 15g, thục địa 15g, rượu, muối đủ dùng. Rửa sạch thịt cừu, thái miếng. Cho tất cả các vị thuốc, thịt cừu, rượu, muối vào nồi đất ninh nhừ. Ăn trước kỳ kinh 5-7 ngày, dùng lièn 3-5 ngày sẽ có kết quả tốt.
(Theo Tienphong Online)